Để hỗ trợ học viên dễ dàng tiếp cận với bài giảng về huấn luyện an toàn lao động nhóm 3, Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp LDT đã tổ chức biên soạn một tài liệu đầy đủ và cụ thể. Trong quá trình biên soạn có nhiều thiếu sót rất mong bạn đọc góp ý qua hòm thư: cskh@ldt.vn. Tài liệu này bao gồm ba phần chính: Hệ thống kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, kiến thức cơ bản, và kiến thức tổng hợp về an toàn vệ sinh lao động dành cho nhóm 3. Bài giảng được thiết kế với nội dung chi tiết, hình ảnh minh họa, câu hỏi thảo luận kích thích tư duy, và các thông tin mới nhất trong công tác huấn luyện.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Nhóm 3
- Phần 1. Hệ thống chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ
- 1.1. Luật số 84/2015/QH13-Ngày 25-6-2015
- 1.2. Giải thích từ ngữ
- 1.3. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NLĐ
- 1.4. Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NSDLĐ
- 1.5. Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- 1.6. Điều 17. Trách nhiệm của NLĐ trong việc bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc
- 1.7. Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- 1.8. Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị BNN cho NLĐ
- 1.9. Điều 39. Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị TNLĐ
- 1.10. Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế – Ngày 30-6-2016
- 1.11. Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28-7-2020
- 1.12. Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15-5-2016
- 1.13. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016
- Phần 2. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- 2.1 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
- 2.2. Phương tiện Bảo vệ Cá nhân
- Phần 3. Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại – Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; quy trình làm việc, kỹ thuật AT-VSLĐ
- 3.1. Làm việc với máy móc, thiết bị nguy hiểm những vùng nguy hiểm
- 1. Nguy hiểm từ sản xuất
- 2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- 3. Biện pháp an toàn máy móc, thiết bị
- 4. Xe nâng hàng
- 5. An toàn hóa chất
- 6. An toàn điện
- 7. Tai nạn từ công việc hàn điện
- 8. Hàn hơi
- 9. Thiết bị áp lực
- 10. An toàn làm việc trên cao
- 11. Giàn giáo
- 12. An toàn làm việc trong không gian hạn chế
- 13. Công tác nâng hạ
- 3.2. Biện pháp phòng ngừa tổ chức lao động đảm bảo an toàn
- Huấn luyện an toàn nhóm 3 ở Bà Rịa Vũng Tàu
Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Nhóm 3
Phần 1. Hệ thống chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ
Hiến pháp |
Luật (Bộ Luật) Pháp Lệnh |
Nghị Định Chính Phủ Quyết Định Thủ Tướng |
Thông tư – Thông tư Liên tịch |
(Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật ngành, lĩnh vực ban hành kèm theo thông tư)
1.1. Luật số 84/2015/QH13-Ngày 25-6-2015
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(gồm có 7 chương, 93 điều; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016)
Luật này quy định việc bảo đảm AT-VSLĐ; chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác AT-VSLĐ và quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.
1.2. Giải thích từ ngữ
- Các thuật ngữ viết tắt trong tài liệu:
- ATLĐ: an toàn lao động
- AT-VSLĐ: an toàn, vệ sinh lao động
- BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- NLĐ: người lao động
- NSDLĐ: người sử dụng lao động
- TNLĐ: tai nạn lao động
- BNN: Bệnh nghề nghiệp
- PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- SXKD: Sản xuất, kinh doanh
- BHXH: bảo hiểm xã hội
- BHYT: bảo hiểm y tế
- TBN: thiết bị nâng; PKN: phụ kiện nâng
- SWL: (Safe Working Load) tải trọng làm việc an toàn
- WLL: (Working Load Limit) giới hạn tải trọng làm việc
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ.
- Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống BNN.
1.3. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NLĐ
1. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 6 quyền sau đây:
1.1) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, AT-VSLĐ; yêu cầu N SDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc AT-VSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
1.2) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về AT-VSLĐ;
1.3) Được thực hiện chế độ BHLĐ, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; được NSDLĐ đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật doTNLĐ, BNN; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấpTNLĐ, BNN;
1.4) Yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị TNLĐ, BNN;
1.5) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác AT-VSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm AT-VSLĐ;
1.6) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật./
2. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 3 nghĩa vụ sau đây:
2.1) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về AT-VSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
2.2) Sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;
2.3) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ, TNLĐ hoặc BNN; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./
1.4. Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NSDLĐ
1. NSDLĐ có 4 quyền sau đây:
1.1) Yêu cầu NLĐ phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;
1.2) Khen thưởng NLĐ chấp hành tốt và kỷ luật NLĐ vi phạm trong việc thực hiện AT-VSLĐ ;
1.3) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
1.4) Huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, TNLĐ./
1.5. Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Người quản lý phụ trách AT-VSLĐ, người làm công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ và được tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
- NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
NSDLĐ chủ động tổ chức huấn luyện riêng về AT-VSLĐ hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về AT-VSLĐ với huấn luyện về PCCC hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
1.6. Điều 17. Trách nhiệm của NLĐ trong việc bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc
- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về AT-VSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp, các thiết bị AT-VSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải tham gia huấn luyện AT-VSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất AT-VSLĐ, hành vi vi phạm quy định AT-VSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết TNLĐ, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, TNLĐ hoặc BNN; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./
1.7. Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
1.NSDLĐ phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật AT-VSLĐ
2.Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần/năm
3.Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố có hại theo quy định của pháp luật ít nhất một lần/năm
4.Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động, NSDLĐ phải:
- Thông báo công khai cho NLĐ biết
- Cung cấp thông tin khi có yêu cầu
- Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại./
1.8. Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị BNN cho NLĐ
- Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ; đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.
- Khi khám sức khỏe, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây BNN phải được khám phát hiện BNN./.
1.9. Điều 39. Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị TNLĐ
- Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
- Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
- Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị TNLĐ tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người TNLĐ thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị TNLĐ hoặc thân nhân của người bị TNLĐ nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
- Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này khi NLĐ bị TNLĐ, BNN; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của NLĐ.
- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định chi tiết Điều này./
Các văn bản mới
Nghị định số: 37/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Quy định chi tiết về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc
Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Quy định chi tiết về Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Khai báo, Điều tra, Thống kê và Báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.
- Hướng dẫn lập Hồ sơ Vệ sinh Môi trường lao động
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật AT-VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ; huấn luyện AT-VSLĐ và quan trắc môi trường lao động.
Thông tư Số: 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016
- (có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)
- thay Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 10/01/2011
- Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Thông tư số: 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16-6-2016
- (Có hiệu lực kể từ ngày 01-8-2016; thay Danh mục kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH)
- Ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (17 công việc)
Thông tư số: 24/2016/TT-BYT ngày 30-6-2016
- (Có hiệu lực từ ngày 01-12-2016)
- Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30-6-2016
- (Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)
- Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
Theo bạn, tại sao có Quy định giới hạn cho phép thời gian tiếp xúc với tiếng ồn?
Làm thế nào để phòng tránh BNN đối với tiếng ồn?
1.10. Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế – Ngày 30-6-2016
(Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)
Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT
Thời gian tiếp xúc tiếng ồn | Giới hạn cho phép áp suất âm lượng tương đương |
8 | 85 |
4 | 88 |
2 | 91 |
1 | 94 |
30 | 97 |
15 | 100 |
7 | 103 |
3 | 106 |
2 | 109 |
1 | 112 |
30 | 115 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
Các văn bản mới (tt):
Thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH
Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1.11. Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28-7-2020
(có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2020)
Giám định cho NLĐ phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN mà phát hiện bị BNN do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc BNN và được Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa BNN./.
1.12. Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15-5-2016
(có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016)
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật AT-VSLĐ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Khai báo, Điều tra, Thống kê và Báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng; AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.
Hướng dẫn lập Hồ sơ Vệ sinh Môi trường lao động…
1.13. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016
1. HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ (Chương III)
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ: gồm 6 nhóm:
– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác AT-VSLĐ: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở SXKD phụ trách các phòng, ban, bộ phận SX, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng; cấp phó, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác AT-VSLĐ
– Nhóm 2: Người làm công tác AT-VSLĐ, bao gồm chuyên trách, bán chuyên trách của cơ sở, người trực tiếp giám sát về AT-VSLĐ tại nơi làm việc.
– Nhóm 3: NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
– Nhóm 4: NLĐ không thuộc các nhóm trên và nhóm 5, 6 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc.
– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên.
2. Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
Nhóm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Thời gian (giờ) | 16 | 48 | 24 | 16 | 56 | +4 |
Nội dung huấn luyện | Bao gồm kiểm tra | Lý thuyết, Thực hành, Kiểm tra | Bao gồm kiểm tra | Bao gồm kiểm tra | Bao gồm kiểm tra; Chuyên môn LĐ 40 giờ, AT-VSLĐ 16 giờ | +4, ngoài nội dung AT-VSLĐ |
Đơn vị cấp, thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, Sổ theo dõi HL
Nhóm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đơn vị cấp | Tổ chức HL, D.nghiệp đủ điều kiện | Tổ chức HL, D.nghiệp đủ điều kiện | Người SD lao động, Tổ chức HL | Người SD lao động | Tổ chức HL, D.nghiệp đủ điều kiện | Tổ chức HL, D.nghiệp đủ điều kiện |
Giấy chứng nhận HL | Ít nhất 2 năm/lần | Ít nhất 2 năm/lần | Thẻ An Toàn 2 năm/lần | Ít nhất 2 năm/lần | Ít nhất 2 năm/lần | |
Thời hạn 5 năm | ||||||
Mỗi năm/lần |
Lưu ý: 30 ngày trước khi các loại giấy hết hạn, làm thủ tục cấp tiếp, nếu đủ điều kiện
3. Tại sao phải huấn luyện AT-VSLĐ cho người lao động?
4. Sơ cấp cứu – Tình huống khẩn cấp
Khi có người bị thương chúng ta phải làm gì?
- Giúp đỡ người bị thương
- Gọi ngay cấp cứu y tế
- Không cố gắng di chuyển người bị thương nặng, trừ khi có nguy hiểm khác đe dọa trực tiếp
- Giữ ấm cho nạn nhân
- Cầm máu nếu có chảy máu
- Thực hiện phương pháp CPR
- Thường xuyên tổ chức luyện tập sơ cứu nạn nhân
- Áp dụng các phương pháp cấp cứu phù hợp với từng tình huống:
- Cầm máu khi chảy máu nghiêm trọng
- Băng bó cố định gãy xương, chấn thương cột sống
- Bỏng do nhiệt, do hóa chất
- Thương tật ở mắt
- Cách di chuyển nạn nhân cấp cứu…
- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ TNLĐ
- Cấp cứu điện giật
- Cắt & tách nạn nhân khỏi guồn điện
- Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm
- Nếu ngưng tim ngưng thở, áp dụng ngay phương pháp CPR ./
- Giới thiệu vài nét về xây dựng văn hoá an toàn
- Trò chơi về văn hoá an toàn
Hãy quan sát nhanh các điều kiện/hành động trong hình ảnh sau đây trong 30 giây và nhận xét có bao nhiêu:
Hành động không an toàn?
Điều kiện không an toàn?
Sau đây là đáp án điều kiện và hành động mất an toàn
Phần 2. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- Chính sách, chế độ về AT-VSLĐ đối với NLĐ;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
- Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- Văn hóa an toàn trong SXKD;
- Nội quy AT-VSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn AT-VSLĐ và sử dụng thiết bị an toàn, PTBVCN;
- Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu TNLĐ, phòng chống BNN
2.1 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
Tác động qua lại trong quá trình sản xuất gây ra các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc (Điều 18. Luật An toàn, Vệ sinh Lao động)
1. Các yếu tố có hại
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
2. Nhận diện các yếu tố có hại trong môi trường lao động?
- Khói hàn, bụi kim loại (hoạt động hàn, cắt, mài)
- Bức xạ
- Ánh sáng cường độ mạnh
- Tiếng ồn, rung
- Làm việc trong hầm kín, thiếu ô-xi, có khí độc
- Môi trường nóng … (Danh mục các YTCH: Phụ lục I, mục II, p.27, 39/2016/NĐ-CP,ngày 15/5/2016)
3. Các yếu tố có hại
- Yếu tố có hại là yếu tố gây nên bệnh tật cho người lao động trong quá trình làm việc.
Ví dụ: Những yếu tố có hại là: Bụi, tiếng ồn, bị cận, ánh sáng, căng thẳng,…
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây nên mất an toàn trong lao động, làm ảnh hưởng tổn thương hoặc dẫn đến tử vong cho người lao động trong quá trình làm việc.
Ví dụ: Những yếu tố nguy hiểm là: Giật điện, làm việc trên cao, tai nạn giao thông, cháy nổ, bỏng,…
Hãy liệt kê ra những yếu tố nguy hiểm thường gặp trong sản xuất?
- Các bộ phận máy, cơ cấu chuyển động
- Điện trong sản xuất
- Nổ thiết bị
- Nguồn nhiệt
- Hóa chất công nghiệp
- Làm việc trên cao
- Không gian kín thiếu dưỡng khí
- Vật rơi, va đập…
- Tai nạn lao động là do yếu tố nguy hiểm
- Theo nguyên nhân:
- Do không có biện pháp tổ chức làm việc an toàn
- Do không huấn luyện AT-VSLĐ
- Do vi phạm quy trình làm việc an toàn
- Do không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp…/
- Phòng cháy và Chữa cháy
- Phòng chống cháy có tầm quan trọng sống còn đối với tất cả các nhân viên – mạng sống và công việc cũng như tài chính có thể bị đe dọa.
- Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên biết Quy trình Khẩn cấp và biết phải làm gì khi sự cố cháy xảy ra.
- Tam giác lửa
2.2. Phương tiện Bảo vệ Cá nhân
(Điều 23. PTBVCN trong lao động – Luật AT-VSLĐ) Thông tư số: 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12-02-2014. Hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang bị PTBVCN
PTBVCN được NSDLĐ cung cấp cho NLĐ, bao gồm:
- a) Phương tiện bảo vệ đầu;
- b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
- c) Phương tiện bảo vệ thính giác;
- d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;
- e) Phương tiện bảo vệ thân thể;
- g) Phương tiện chống ngã cao;
- h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
- i) Phương tiện chống chết đuối;
- k) Các loại phương tiện bảo đảm AT-VSLĐ khác.
Khi có nguy cơ về vật văng bắn, người công nhân phải làm gì?
Phần 3. Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại – Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; quy trình làm việc, kỹ thuật AT-VSLĐ
3.1. Làm việc với máy móc, thiết bị nguy hiểm những vùng nguy hiểm
1. Nguy hiểm từ sản xuất
- Các vật văng ra khi máy quay
- Vỡ đĩa đá khi sử dụng máy cắt cầm tay
- Phôi tiện, khoan, hay bụi kim loại
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
(Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP, Chương II)
- Các bước của quy trình đánh giá rủi ro
Bước 1: Trao đổi thông tin và tư vấn
Bước 2: Xác lập mục tiêu (Thiết lập tình huống)
Bước 3: Nhận điện rủi ro (ảnh hưởng đếm mục tiêu)
Bước 4: Phân tích rủi ro
Bước 5: Đánh giá rủi ro
Bước 6: Biện pháp giảm thiểu rủi ro (Xử lý rủi ro)
Bước 7: Kiểm soát, xem xét mức độ phù hợp
3. Biện pháp an toàn máy móc, thiết bị
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ (Điều 16, NĐ 44/2016/NĐ-CP)
Lựa chọn tổ chức để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được kiểm định đạt yêu cầu.
Khai báo với Sở LĐTBXH tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư nói trên.
- Các biện pháp Kỹ thuật An toàn:
- Yếu tố con người: vị trí, tư thế, thao tác…
- Thiết bị che chắn
- Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa
- Tín hiệu, biển báo (hìnhdạng, màusắc…)
- Khoảng cách, giới hạn an toàn
- Tự động hóa, điều khiển từ xa…/.
4. Xe nâng hàng
- Lật đổ xe nâng hàng
- Bánh lái xe nâng khác với bánh lái xe ôtô
- An toàn vận hành
- Khi có hàng: Đưa càng xuống thấp
- Tốc độ xe : Theo TCVN 3147-90
- Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ
- Trong kho :Chạy thẳng 6 km/h – Vòng, quẹo 3km/h
- Tai nạn khi xe nâng hàng
5. An toàn hóa chất
- Phải lưu ý những điều gì
- khi sử dụng hóa chất?
- Nhận dạng sản phẩm
- Đánh giá rủi ro
- Thận trọng khi vận chuyển,
- Bảo quản,
- Sử dụng.
- Có sẵn MSDS (vd.R23, R45)
- Hiểu biết các biện pháp
- kiểm soát khẩn cấp khi bị
- tràn đổ hoặc rò rĩ hóa chất.
-
Hãy xem xét những điều sau để nhận diện mối nguy hóa chất:
- Có thấy khói, màn sương mờ, hay nghe mùi khó chịu ở nơi làm việc không?
- Có quy trình, hệ thống, biện pháp kiểm soát rủi ro đã lắp đặt trước đây chưa?
- Có biển báo hoặc nhãn mác để nhận diện mối nguy không?
- Có dấu hiệu của bụi, cặn bã thải từ quy trình sản xuất không? Có phân loại rác thải không? (rác nguy hại…)
- Có lắp đặt, trang bị vòi nước rửa mắt khẩn cấp không?
- Có biển chỉ dẫn bắt buộc mang TBBVCN chuyên dùng không?
- Hóa chất dễ cháy nổ
- Các quy trình sản xuất phải đảm bảo hỗn hợp khí, hơi, bụi của các hóa chất này với không khí: luôn ngoài vùng giới hạn nổ theo quy định.
- Dụng cụ thiết bị điện: Phải là loại phòng chống cháy nổ
- Phải có lối thoát nạn; đầy đủ các phương tiện dụng cụ đúng tiêu chuẩn PCCC & cứu hộ cứu nạn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt Quy trình làm việc an toàn.
- ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển, bảo quản Hóa chất
Có thể gây nguy hại cho sức khỏe ngay lập tức hoặc sau nầy (30 năm sau)
- Ung thư
- Tử vong
- Ngộ độc
- Dị ứng
- Mất khả năng sinh sản
- Phản ứng với những thứ khác
- Hóa chất thâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào? Đường nào nhiều nhất?
Con đường mà hoá chất thâm nhập vào cơ thể là: Mắt, hít phải, nuốt phải, thấm qua da.
6. An toàn điện
Bạn đã hiểu biết gì về Điện? Điện áp bao nhiêu volt có thể giật chết người? Từ 30 Volt (AC)
- Những nguy hiểm do điện
- Đánh thủng dẫn đến hỏa hoạn, nổ hoặc giải phóng các chất nguy hiểm
- Điện giật
- Cháy hồ quang
- Các lực điện từ
- Từ trường
- Sinh Tia X
- Sinh Ánh Sáng Cực Tím
- Máy Móc Điện/Máy Biến Thế – Tiếng ồn…
- Tai nạn điện gây ra cho con người
- Thương tật do điện giật
- Chết do điện giật
- Bỏng
- Ngã
- Vì sao và nguyên nhân bị điện giật?
- Do điện bị rò sang kim loại, nước
- Do động cơ điện rò điện ra máy
- Do dây điện đứt, rơi xuống, gây ra điện áp bước
- Do phóng điện gây đốt cháy
- Do cầu dao bị hở
- Do dây dẫn tróc vỏ
- Do không kiểm tra máy dùng điện
- Do chủ quan, cẩu thả, không châp hành nội quy an toàn
- Do không bảo quản, sử dụng đúng trang bị cách điện
- Khi điện giật phụ thuộc vào các yếu tố gì?
- Cường độ dòng điện đi qua người
- Đường đi của dòng điện
- Thời gian điện giật
- Tình trạng sức khỏe
- Tần số dòng điện
- Môi trường xung quanh…
- Điện ảnh hưởng lên cơ thể người
- Các biện pháp bảo vệ đề phòng tai nạn điện
Tránh tiếp xúc trực tiếp
- Xây dựng Nội quy và Quy trình làm việc an toàn
- Trang bị PTBVCN cho thợ điện, kỹ thuật điện
- Cắt điện khi làm việc (áp dụng quy trình LOTO)
Phải tiến hành kiểm tra tình trạng điện theo định kỳ
- Qui trình Lock-Out-Tag-Out
- Tăng cường điện trở của người
- Găng tay
- Giày bảo hộ
- Dùng tấm lót cách điện
- Phải nối không hoặc nối đất cho máy để phòng ngừa dòng điện rò
- Phải thường xuyên kiểm tra an toàn máy điện cầm tay
- Phải Kiểm tra tình trạng điện theo định kỳ theo TCVN 4756-1989
7. Tai nạn từ công việc hàn điện
Nguyên nhân hàn trong không gian kín không có thông gió hàn trên cao >2m không có dây an toàn hàn tại nơi có vật liệu dễ cháy không có biện pháp chống cháy hàn ngoài trời, trong mưa không che chắn.
- Những mối nguy trong công tác hàn-cắt
Điện giật:
- Dây nguồn hàn bong tróc vỏ gây điện giật.
- Hàn trong môi trường ẩm ướt.
- Không sử dụng đúng PTBVCN.
Các chất ô nhiễm phát sinh từ:
- Quá trình hình thành khói hàn
- Mài và đánh bóng
- Bức xạ hồ quang và các tương tác hóa học
Cháy nổ:
- Hàn/cắt trực tiếp vào bồn, thùng chứa hóa chất, nhiên liệu.
- Xỉ hàn/cắt rơi, bắn dính vào vật liệu dễ cháy.
- Hàn/cắt trong môi trường tồn tại dung môi, hóa chất, sơn.
8. Hàn hơi
- Các yếu tố nguy hiểm có hại trong công tác hàn hơi
- Nguy cơ cháy nổ: Nổ vật lý; Nổ hóa học
- Nguy cơ cháy do phát sinh nhiệt lớn, do ô-xi rò rỉ, tiếp xúc dầu mỡ, bụi than
- Các tia bức xạ
- Hơi khí độc
- Các yếu tố khác: Làm việc trên cao, trong bể thùng xi-lô, trong hầm sâu, thể tích kín…
- Những mối nguy trong công tác hàn hơi
Cháy nổ:
- Không có biện pháp chứa đựng, phân loại và bảo vệ chai khí.
- Không kê lót bình khí chống tích điện khi hàn cắt.
- Không sử dụng van chống cháy ngược/đồng hồ áp (hoặc đã mất tác dụng).
- Chèn dập, cắt đứt dây khí.
- Thao tác sai trong quá trình làm việc.
- Những mối nguy trong công tác hàn-cắt
- Không sử dụng biện pháp che chắn phù hợp.
- Tự ý làm công việc nóng không có giấy phép
- Sử dụng ngọn lửa trần ở khu vực dễ bắt lửa.
- An toàn công tác hàn-cắt
Thiết bị hàn
- Trang bị bộ giản áp và van chống cháy ngược (van chống tạt lửa trở lại)
- Áp suất khi hàn:
Axetylen = 2 đến 14 PSI,
Oxy từ 5 đến 25 PSI, có thể tới 40 PSI.
- Trước khi mồi lửa: Hé van Oxy để thông mỏ hàn, đóng van Oxy, mở van Axetylen trước.
- Kết thúc hàn: Đóng van Axetylen trước, đóng van Oxy sau.
Thiết bị hàn
- Phải nắm chắc quy tắc an toàn, cách xử lý sự cố:
- Khi có tiếng nổ ở đầu mỏ hàn:
Có thể mỏ hàn quá nóng hoặc lửa tạt ngược, phải nhanh chóng đóng
Van Axetylen và Oxy, nhúng mỏ hàn vào nước lạnh.
Cấm:
- Dùng mỏ hàn xê dịch vật hàn
- Cầm mỏ hàn đang cháy leo lên cao
- Biện pháp an toàn công tác hàn cắt
- Thực hiện thủ tục giấy phép làm công việc nóng.
- Chuẩn bị trang thiết bị an toàn PCCC.
- Bố trí nhân viên canh lửa.
- Vệ sinh, loại bỏ nguy cơ cháy nổ sau khi kết thúc ca làm việc./.
9. Thiết bị áp lực
- Phân loại nổ
- Nổ vật lý thường do quá áp
- Nổ hóa học thường do phản ứng phát sinh năng lượng
- Biện pháp an toàn
Thường xuyên:
- Xả van an toàn
- Xả nước bằng van xả đáy
- Định kỳ chuẩn áp kế
- Kiểm định an toàn
Cấm:
- Gõ, đập, hàn, khoan mài, khi bình có áp./.
Khi xảy ra cháy trong khu vực sản xuất, người vận hành thiết bị áp lực phải làm gì?
10. An toàn làm việc trên cao
- Hãy kể ra một số ví dụ làm việc trên cao điển hình?
- Làm việc trên sàn thao tác tự nâng, bao gồm cả giàn giáo tháp, sàn thao tác được cải tạo lại, xe nâng người các loại,
- Sử dụng thang, hoặc bục đứng;
- Đứng làm việc trên đỉnh hoặc trên một bộ phận của máy móc, thiết bị, sản phẩm;
- Làm việc bên cạnh một cái hố trong sàn nhà mà không có tay vịn, lan can chắn, ví dụ một hốc máy;
- Chất hàng/ dỡ hàng và phủ kín xe cộ;
- Tất cả công việc thi công, lắp dựng trên mái;
- Làm việc, sửa chữa bên cạnh các bề mặt mỏng manh, dễ gãy, vỡ…
- Định nghĩa
“Làm việc trên cao” là công việc được thực hiện bất cứ ở đâu, nếu không có biện pháp ngăn ngừa, thì người làm việc có thể bị rơi ngã xuống và có thể bị thương vong.
“Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.”
(Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ, theo Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016)
- Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
- Công nhân phải từ
- 18 tuổi trở lên
- Có giấy chứng nhận đã học an toàn và giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao
- Phải chấp hành tuyệt đối kỷ luật lao động và nội quy an toàn khi làm việc trên cao
- Phải sử dụng Mẫu Làm việc trên cao được phê duyệt.
- Các trường hợp ngã cao
Ngã cao là tai nạn phổ biến, đa dạng và thường xảy ra trong các trường hợp sau:
- Khi làm việc trên mái, nhất là trên mái dốc, làm việc trên mép sàn, trên giàn giáo không có lan can bảo vệ
- Khi lên xuống ở trên cao, không sử dụng lối đi an toàn
- Khi đi lại trên cao (đi trên đỉnh dầm, đỉnh dàn, trên các kết cấu yếu, dễ gãy vỡ, tấm lợp sáng…).
- Khi sàn thao tác, thang bắc không đúng kỹ thuật, bắc tạm bợ…bị đổ, gãy…
- Làm việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn, dây móc sai
- Điện giật
- Sét
- Nguyên nhân tai nạn ngã cao, rơi từ trên cao xuống
- Sức khoẻ không tốt, sợ độ cao
- Công nhân chưa được đào tạo về chuyên môn, hoặc làm việc không đúng với nghề nghiệp, bậc thợ.
- Công nhân chưa được học tập, huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ.
- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm trên cao không an toàn
- Thiếu hoặc không sử dụng các PTBVCN chống rơi
- Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo các yêu cầu an toàn.
- Công nhân vi phạm nội quy ATLĐ, làm bừa, làm ẩu trong thi công.
- An toàn làm việc trên cao
- Đảm bảo khu vực bên dưới được rào cản, cảnh báo
- Nón bảo hộ phải quàng dây quai giữ cằm
- Thực hiện vệ sinh công nghiệp khi kết thúc ca làm việc.
- Vi phạm quy định làm việc trên cao
Đừng bao giờ quên – Một cú ngã có thể là bài học cuối đời về an toàn , do đó phải tự bảo vệ mình
- An toàn sử dụng thang
- Sử dụng thang
- Theo vật liệu có:
Thang cây, thang nhôm, thang thép
2. Theo cách sử dụng:
Thang không thay đổi chiều dài, thang rút, thang xếp
- Sử dụng thang đơn
Thang phải được liên kết với kết cấu vững chắc
- Góc nghiêng chân thang: > 60 độ và < 45 độ. Và tỉ lệ: 1:4
2. Thang đứng: phải có lồng bảo hiểm. Người leo phải có dây bảo hiểm
- Sử dụng thang an toàn
Nghiêm cấm mang vác khi sử dụng thang
Khi làm việc trên các bệ, sàn giàn giáo trên cao không được đứng cao hơn 1m trên các thiết bị so với mép trên của lan can bảo vệ
Những người làm việc trên cao PHẢI mang dây An toàn toàn thân và móc vào điểm treo vững chắc hoặc các đường dây cáp cứu sinh cố định, móc cao từ ngang vai trở lên.
Yêu cầu đối với hoạt động làm việc trên cao cấm ném vật từ trên cao xuống dưới
Áp dụng “quy tắc 3 điểm” khi leo thang
11. Giàn giáo
Sử dụng hệ thống giàn giáo đạt tiêu chuẩn công nghiệp: Thẻ Giàn giáo (Thẻ Xanh)
Chỉ sử dụng thang và giàn giáo an toàn (có gắn Thẻ Xanh)
Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi, chỉnh sửa kết cấu giàn giáo khi bạn không phải là thợ giàn giáo.
- An toàn sử dụng thang và giàn giáo
- Không sử dụng thang và giàn giáo khi nhận thấy dấu hiệu mất an toàn.
- Không sử dụng thang, kết cấu giàn giáo vào mục đích khác khi không được phép.
- Báo cáo kịp thời khi phát hiện thang và giàn giáo mất an toàn.
- Sử dụng an toàn xe thang nâng người làm việc trên cao
- Biện pháp bảo vệ chống rơi sử dụng dây an toàn toàn thân
- Dây an toàn phải được người có chuyên môn kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Thủ kho hoặc người quản lý kiểm tra dây an toàn khi cấp phát hoặc thu hồi sau khi sử dụng.
- Người sử dụng phải kiểm tra lại dây an toàn trước mỗi lần sử dụng.
- Kiểm tra gì?
- Kiểm tra các khóa thắt lưng, các kẹp (đảm bảo không bị mòn, cong vênh).
- Kiểm tra dây đai (không có vết cắt hoặc sờn mòn)
- Kiểm tra dây nối và bộ phận giảm xóc (không có vết cắt, đường chỉ may không bị đứt)
- Dây an toàn toàn thân
Mỗi người kiểm tra dây nối cho nhau trước khi vào làm việc. Mang sai: NGUY HIỂM
- Tóm tắt an toàn làm việc trên cao
- Đánh giá rủi ro, xác định mối nguy, vạch kế hoạch cho công việc.
- Chọn người đã được huấn luyện làm việc trên cao, đảm bảo sức khỏe
- Chuẩn bị & kiểm tra trang thiết bị an toàn, dây an toàn toàn thân (dây bảo hiểm, dây nối); lối lên xuống.
- Chuẩn bị biển cảnh báo, dụng cụ rào cản, cách ly…
- Lập phương án ứng cứu sự cố.
- Giấp phép làm việc trên cao được người có thẩm quyền phê chuẩn. /.
12. An toàn làm việc trong không gian hạn chế
- Các vụ tai nạn điển hình làm việc trong không gian hạn chế
- Các biện pháp cơ bản
- Phải có đánh giá rủi ro, Giấy phép làm việc trong KGHC, phương án an toàn được phê duyệt
- Người làm việc & người giám sát (người cảnh giới) phải được huấn luyện
- Thường xuyên đo nồng độ khí
- Tổ chức luyện tập cứu hộ ( làm việc nhóm )
- Trang bị mặt nạ thở có ống cung cấp khí (SCBA)
- Trong khi làm việc phải luôn có người giám sát và cứu hộ./.
13. Công tác nâng hạ
- Bạn có biết các từ viết tắt sau đây không?
- SWL là ký hiệu gì? SWL (Tải trọng làm việc an toàn)
- WLL là ký hiệu gì? WLL (Giới hạn tải trọng làm việc).
- Tai nạn do cẩu
- Cáp đứt vận thăng hàng
- Cẩu thanh cừ sắt rơi
- An toàn công tác nâng hạ
- Thực hiện kiểm định TBN và PKN theo quy định
- Loại bỏ PKN (cáp, maní…) không đảm bảo an toàn.
- Dừng ngay công việc khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không an toàn.
- Dừng ngay công việc khi trời mưa, gió lớn, có lốc.
- Báo cáo kịp thời những sự cố, hỏng hóc của máy móc TBN.
- Vật rơi đổ
- Vật rơi đổ khi nâng chuyển, hay sập đổ giàn giáo, kết cấu công trình
- Thường gây chết, thương tật rất nặng
- Tư thế và vị trí đứng làm việc, móc cẩu cáp không hợp lý
- Kiểm tra phụ kiện nâng
Bạn có biết phương pháp bắt cóc cáp chuẩn/ cố định đầu cáp (khóa cáp)?
Nguyên nhân thường do:
- Đứt cáp
- Tuột rơi tải
- Gãy móc cẩu – vì sao?
- Hư hỏng thiết bị
- Không được phép
- Cầm nắm vào tải đang di chuyển (nên sử dụng dây lèo)
- Vươn quá tầm với cho phép tương ứng với tải
- Sử dụng sai mã màu PKN quy định
- Thực hiện nâng hạ mà không có người ra tín hiệu khi người điều khiển TBN bị hạn chế tầm nhìn
- Thiết bị an toàn bị hỏng
- Nâng hạ tải qua đầu người
- Nâng hạ tải khi có người đứng trên tải; kéo lê tải
- Nâng tải chưa ổn định, tải bị vùi trong cát, tải bị vật khác đè lên
- Đứng giữa hai tải khi nâng hạ
- Nâng hạ ngay sát đường dây điện
- Móc cáp sai kỹ thuật.
- An toàn khi làm việc với chất phóng xạ
3.2. Biện pháp phòng ngừa tổ chức lao động đảm bảo an toàn
- Quan điểm chỉ đạo
“Phòng ngừa tốt, tốt hơn khắc phục,
Khắc phục tốt, tốt hơn bồi thường”
- 3 Nguyên tắc tự chủ an toàn
Không biết thì không làm; Không hiểu thì phải hỏi;
Khi làm thì phải tuân thủ các quy định về an toàn;
Phải tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng nghiệp./.
NÊN NHỚ:
KHÔNG CÓ VIỆC GÌ GẤP GÁP
ĐẾN NỖI CHÚNG TA
KHÔNG CÓ THỜI GIAN
ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC MỘT CÁCH AN TOÀN!
TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI
LÀ TRÊN HẾT!
Huấn luyện an toàn nhóm 3 ở Bà Rịa Vũng Tàu
- Điên thoại: 0896.657.558
- Zalo: 0896.657.558
- Địa chỉ: Đường số 6, KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu
- Email: cskh@ldt.vn
- Trang web: https://ldt.vn
Ngoài ra, Công ty chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:
- Kiểm định an toàn thiết bị
- Hiệu chuẩn phương tiện thiết bị đo
- Đào tạo nghề, sơ cấp nghề
- Huấn luyện an toàn an toàn hóa chất, an toàn điện, Sơ cấp cứu, PCCC…
- Chứng nhận HTQL ISO
- Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy
- Quan trắc môi trường lao động
- Đào tạo kỹ năng mềm