ĐÀO TẠO NGHỀ – SƠ CẤP NGHỀ
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp LDT là đơn vị được Sở LĐTB&XH cấp giấy chứng nhận hoạt động có chức năng đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Với cơ sở vật chất hiện đại, hạ tầng đầy đủ để phục vụ việc đào tạo nghề cho các học viên. Trung tâm đã đào tạo ra nhiều khóa học viên có chất lượng, tay nghề cao, có công việc và thu nhập ổn định.
Lấy tiêu chí học đi đôi với hành, trong giáo trình giảng dạy của trung tâm, ngoài việc đào tạo về lý thuyết, việc thực hành luôn được chú trọng. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp LDT đã đầu tư xây dựng nơi học tập thực hành rộng lớn. Bên cạnh đó với đội ngũ giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm kết hợp với giáo trình đẩy đủ trực quan giúp học viên nắm vững lý thuyết cũng như thực hành.
SƠ CẤP NGHỀ LÀ GÌ?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: SƠ CẤP NGHỀ LÀ GÌ?
SƠ CẤP NGHỀ là trình độ đào tạo cơ bản nhất trong hệ thống giáo giáo dục hiện nay. Tùy theo chuyên ngành mà thời gian đào tạo; trình độ sơ cấp nghề cũng khác nhau trung bình từ 3-6 tháng. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có được những kỹ năng; kiến thức cơ bản nhất về một lĩnh vực ngành nghề nào đó.
Ở trình độ sơ cấp nghề; nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thường là dạy thẳng; tập trung vào các kỹ năng thực hành; để học viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sau khi hoàn thành khóa học; học viên được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ hoàn thành trình độ sơ cấp nghề do cơ quan giáo dục/cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô – đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.
Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
Kiến thức:
a) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
b) Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
Kỹ năng:Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề;
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
a) Tên nghề đào tạo; mã nghề;
b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô – đun;
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô – đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
h) Phương pháp và thang điểm đánh giá;
i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
a) Thông tin chung của giáo trình (tên mô – đun, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;…);
b) Mã mô – đun, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô – đun;
c) Nội dung của giáo trình mô – đun; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
d) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô – đun.
Đối tượng và hình thức tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh
- Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
-
Sinh viên không có nguyện vọng theo đuổi tiếp tục con đường học vấn mà muốn có việc làm nhanh để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình.
-
Các bạn muốn vừa đi học vừa đi làm để có thêm kỹ năng trong chính chuyên môn mình học.
- Các bạn có ham mê với các ngành nghề, mơ ước làm việc nhưng không muốn chuyên sâu về lý thuyết.
-
Các bạn không có đủ chi phí, nhà có điều kiện khó khăn không đủ trang trải cho 4 5 năm theo Đại học, Cao đẳng.
Hình thức tuyển sinh:
Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
Đăng ký học trình độ sơ cấp
Người học trình độ sơ cấp có thể đăng ký vào học tại một hoặc nhiều cơ sở đào tạo sơ cấp. Người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo sơ cấp nào thì nộp hồ sơ đăng ký học tại cơ sở đó.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển học trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.
Sau khi xem xét đủ điều kiện nhập học, bộ phận phụ trách đào tạo trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký quyết định công nhận người đến học là học sinh chính thức, xếp lớp học và cấp thẻ học viên cho từng người.
Học sinh nhập học phải được cơ sở đào tạo sơ cấp cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học.
Các giấy tờ nhập học phải được xếp trong túi đựng hồ sơ của từng học sinh do bộ phận đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp quản lý, lưu giữ.
Điều kiện để người học được dự thi kết thúc khóa học:
a) Các điểm tổng kết môn học, mô – đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên;
b) Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học.
Hình thức thi kết thúc khóa học:
Thi kết thúc khóa học theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để thực hiện các công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ.
Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp nghề:
Điều kiện được công nhận tốt nghiệp
Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại khoản 1 của Điều này từ 5,0 trở lên.
Xếp loại tốt nghiệp
a) Việc xếp loại tốt nghiệp cho học sinh được căn cứ vào điểm tổng kết khóa học.
b) Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:
– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;
– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;
– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;
– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;
– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.
c) Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại (không tính mô – đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).
d) Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào chứng chỉ sơ cấp và bảng tổng hợp kết quả học tập của học viên.
LỢI ÍCH HỌC SƠ CẤP NGHỀ
1. Tiết kiệm thời gian
So với việc học các bậc học khác như Cao đẳng, Đại học, khoảng thời gian bạn bỏ ra là khá dài cho quá trình học, điều này sẽ khiến một vài bạn cảm thấy chán nản và quá sức. Nhưng nếu học ở hệ sơ cấp nghề, các bạn sẽ rút ngắn được tuyến lộ trình học tập.
Thông thường một khóa đào tạo sơ cấp nghề tại LDT là khoảng 3 tháng và dưới 1 năm. Điều này giúp học viên tiết kiệm thời gian học tập mà kiến thức và kỹ năng thu được lại không thua kém gì ở những bậc học cao hơn.
2. Tiết kiệm chi phí:
Chi phí bạn bỏ ra trong các khóa học sơ cấp nghề là không cao. So với việc học 3-5 năm tại các trường CĐ, ĐH thì học sơ cấp nghề tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Điều này giúp học viên không quá khó khăn trong quá trình học tập.
3. Nâng cao tay nghề:
Có lẽ đây là ưu điểm lớn nhất của việc học sơ cấp nghề, bởi lẽ giáo trình dạy nghề sẽ rất chú trọng về kỹ năng thực tế, mà điều này có nhiều sinh viên hiện nay dù tốt nghiệp ở các trường ĐH loại khá giỏi vẫn không có đủ tay nghề. Chính vì có được kỹ năng thực hành tốt qua các khóa học, nên học viên sẽ dễ dàng thu hút các nhà tuyển dụng hơn.
4. Phát huy tính tự giác, sáng tạo, năng động:
Dựa theo phương pháp dạy và học các khóa sơ cấp nghề, bạn không chỉ sẽ được rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống mà còn là cơ hội để các bạn tự do sáng tạo trong lĩnh vực mình theo học.
5. Cơ hội tìm việc sau khi hoàn thành các khóa học:
Ngày nay, các nhà tuyển dụng dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng nhiều hơn kiến thức chuyên môn, mà trong quá trình học nghề, các bạn sẽ được đào tạo những lý thuyết cơ bản kèm theo thực hành thực tế rất nhiều, điều này giúp các bạn vững hơn trong quá trình làm việc do đã có được nhiều kinh nghiệm hơn, vì vậy, cơ hội có việc làm thật sự không quá khó.
6: Có cơ hội xuất khẩu lao động sang nước ngoài:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… là những thị trường lao động thu hút được đông đảo lao động Việt Nam. Những Công ty lao động nước ngoài có thiện cảm với lao động Việt Nam bởi họ có tay nghề, tỉ mỉ, chịu khó. Nếu bạn có mong muốn sang nước ngoài làm việc thì việc học sơ cấp nghề chính là nền tảng cơ bản giúp bạn thực hiện được mục tiêu đó.
7. Thu nhập cao và ổn định:
Ngay sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo sơ cấp nghề, học viên có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường với mức lương cao và ổn định… Học viên cũng có thể tự mở cửa hàng kinh doanh, sửa chữa theo ý muốn của bản thân.
8. Có thể học lên cao hơn:
Học viên kết thúc khóa sơ cấp nghề nếu có nguyện vọng có thể tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn. Tuy nhiên, để học liên cao đòi hỏi học viên phải nắm vững kiến thức, giỏi kỹ năng chuyên môn.