Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm

Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm

ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có thể được chứng nhận ISO 22000 cho hệ thống đó. Nó vạch ra những gì một tổ chức cần làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm an toàn từ “nông trại cho đến bàn ăn”. Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm. 

Trung tâm chứng nhận – Công ty cổ phần LDT có đầy đủ năng lực thực hiện hoạt động chứng nhận ISO 22000 theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần được tư vấn, liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000 là yêu cầu cần có của nhiều doanh nghiệp

1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm. ISO 22000 có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm. Việc được chứng nhận ISO 22000 chính là minh chứng với khách hàng rằng doanh nghiệp đã có hệ thống kiểm soát thực phẩm an toàn, điều này giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của công ty.

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19/06/2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FMS). 

2. Mục tiêu của ISO 22000

Mục tiêu của chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng. Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ….

3. Doanh nghiệp nào cần áp dụng ISO 22000?

Như đã nói bên trên, ISO 22000 có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm nào cụ thể:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
  • Các nhà máy chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi. Các nhà máy sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà máy cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;
Chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích to lớn

4. Lợi ích khi đạt chứng nhận ISO 22000

– Chứng minh được khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp ổn định các sản phẩm/dịch vụ liên quan tới thực phẩm an toàn và chất lượng đáp ứng được các yêu cầu từ khách hàng cũng như từ các luật định và chế định hiện hành;

– Đem lại niềm tin cho nhà cung cấp và cổ đông trong những việc kiểm soát mối nguy và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

– Kiểm soát mối nguy đúng nơi xuyên suốt dây chuyền cung ứng vệ sinh an toàn thực phẩm

– Nâng cao uy tín, hình ảnh tốt về doanh nghiệp. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh to lớn cho doanh nghiệp khi muốn đứng vững trên thị trường.

– Là cầu nối giúp doanh nghiệp có cơ hội thực hiện thương mại quốc tế nhờ các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.

5. Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018

Để đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018, Trung tâm chứng nhận LDT thực hiện qua những bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

  • Khách hàng có yêu cầu chứng nhận tiếp xúc với nhân viên tiếp nhận hồ sơ của phòng Chứng nhận LDT để cung cấp hồ sơ đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Xem xét đăng ký

  • Hồ sơ đăng ký chứng nhận của khách hàng được phân công cho người thẩm xét hồ sơ của Phòng Chứng nhận có năng lực thích hợp nhằm bảo đảm sự phù hợp với quy định.
  • Trường hợp HSĐK chứng nhận chưa phù hợp, LDT sẽ liên hệ tới khách hàng để hướng dẫn bổ sung theo yêu cầu quy định CHNT phù hợp với tiêu chuẩn đăng ký chứng nhận.
Chứng nhận ISO 22000:2018
Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018

Bước 3: Đánh giá sơ bộ

  • Khi kết quả xem xét hồ sơ đăng ký có yêu cầu việc đánh giá sơ bộ thì chuyên gia đánh giá của phòng chứng nhận được chỉ định để tiến hành đánh giá sơ bộ tại cơ sở của khách hàng.

Bước 4: Lập và ký hợp đồng

  • Sau khi có kết quả đánh giá sơ bộ, LDT sẽ tiến hành lập và ký hợp đồng chứng nhận HTQL với khách hàng.

Bước 5: Chuẩn bị đánh giá

  • Lập chương trình đánh giá
  • Chỉ định đoàn đánh giá, lập kế hoạch đánh giá
  • Thông tin trước khi đánh giá

Bước 6: Đánh giá chứng nhận lần đầu

  • Đánh giá giai đoạn 1 dựa trên hồ sơ đánh giá hiện trường
  • Đánh giá giai đoạn 2 tại hiện trường

Bước 7: Báo cáo đánh giá tại chỗ

  • Trưởng đoàn đánh giá phải đảm bảo lập Báo cáo đánh giá tại chỗ, có xác nhận của bên được đánh giá. Báo cáo đánh giá được gửi cho 2 bên: LDT và khách hàng. Báo cáo đánh giá thuộc quyền sở hữu của LDT.

Bước 8: Hoàn thiện hồ sơ đánh giá

  • Trưởng đoàn đánh giá chuẩn bị và lập hồ sơ báo cáo toàn bộ cuộc đánh giá đề chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Bước 9: Thẩm xét hồ sơ trước khi cấp chứng nhận

  • Việc thẩm xét được thực hiện bởi người/ban thẩm xét kỹ thuật có năng lực thích hợp được phân công và không tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá.
  • Trường hợp hồ sơ đánh giá chưa đạt sự phù hợp với các yêu cầu chứng nhận thì được yêu cầu đoàn đánh giá chuẩn bị lại hoặc bổ sung cho phù hợp.

Bước 10: Quyết định cấp chứng nhận

  • Căn cứ trên kết quả thẩm xét, giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét và quyết định cấp Chứng nhận HTQL của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận trong phạm vi yêu cầu.
  • Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm từ ngày cấp.

Bước 11: Giao chứng nhận và lưu hồ sơ

  • Các tài liệu chứng nhận được chuyển giao cho khách hàng và được LDT cập nhật, lưu giữ, công bố theo quy định về kiểm soát hồ sơ CNHT.

Bước 12: Đánh giá giám sát

  • LDT thực hiện việc giám sát định kỳ HTQL của khách hàng sau khi cấp chứng nhận (kể cả các thay đổi) không quá một năm một lần nhằm đảm bảo sự phù hợp theo yêu cầu chứng nhận.

Bước 13: Chứng nhận lại

  • Trước khi hết hạn chứng nhận 3 tháng, LDT thông báo đến khách hàng biết và chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại.
  • Kết quả các lần giám sát định kỳ và đề nghị của khách hàng là căn cứ để LDT xem xét quyết định chứng nhận lại.
  • Trình tự, nội dung và các yêu cầu khi thực hiện việc đánh giá chứng nhận lại được tiến hành như đánh giá chứng nhận lần đầu nhưng bỏ qua các bước đánh giá sơ bộ và đánh giá giai đoạn 1 (trừ khi có phát sinh và thay đổi quan trọng của HTQL đang vận hành của khách hàng).

Bước 14: Lưu hồ sơ khách hàng

  • LDT thực hiện lưu hồ sơ về các hoạt động đánh giá và chứng nhận của tất cả các khách hàng, bao gồm tất cả các tổ chức nộp đăng ký và các tổ chức được đánh giá, được chứng nhận hoặc bị đình chỉ hay hủy bỏ chứng nhận.

6. Giấy chứng nhận ISO 22000 có thời hạn bao lâu?

  • Hiệu lực của giấy chứng nhận là khoảng thời gian từ ngày cấp chứng nhận đến ngày hết hạn (hết hiệu lực). Hầu hết các chứng chỉ ISO có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Chứng chỉ ISO 22000 cũng vậy.
  • Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, mỗi năm một lần.
Chứng nhận ISO 22000:2018
LDT Chứng nhận ISO 22000:2018 

7. Chi phí và thời gian chứng nhận

Thông thường để thực hiện chứng nhận ISO 22000 phải cần đến 2-6 tháng đánh giá theo tiêu chuẩn quy định, nhưng cũng không ít doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian vì không đáp ứng được điều kiện cần để áp dụng ISO 22000. Để doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian cấp giấy chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp cần tuân thủ theo lộ trình LDT tư vấn. Thời gian để đánh giá cấp chứng nhận khoảng 10-15 ngày. 

8. Tại sao chọn LDT là đơn vị chứng nhận?

– LDT là đơn vị được Thủ Tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017, 2018, 2019-2020,

– Thời gian và chi phí chứng nhận HTQL ISO của hợp lý, phù hợp với từng tổ chức/doanh nghiệp,

– Đội ngũ chứng nhận có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện Hệ thống quản lý phù hợp với bối cảnh phát triển,

– LDT cung cấp đầy đủ cho khách hàng các nhóm dịch vụ cần thiết khác để có thể đưa thiết bị vào sử dụng, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, các dịch vụ kèm theo như: Kiểm định an toàn, hiệu chuẩn thiết bị, Chứng nhận sản phẩm hàng hóa, Đào tạo An toàn lao động,…

KHÁCH HÀNG ĐƯỢC LDT CHỨNG NHẬN HTQL

  • Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Đông Á
  • Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghệ Việt Phát
  • Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
  • Công Ty Cổ Phần Logistics Tân Thế Giới
  • Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Thương Mại Lứa Bạn
  • Công Ty TNHH Nông Lâm Kiên Giang
  • Công Ty Cổ Phần Cơ Khí- Xây Lắp Điện Bạc Liêu…

Liên hệ đăng ký chứng nhận

Khách hàng cần đăng ký chứng nhận HTQL ISO 22000:2018, cũng như các HTQL ISO khác có thể liên hệ tới Công ty cổ phần LDT bằng các cách như sau:

  • Gọi điện thoại trực tiếp tới số 0896.657.558 (có cả trên zalo)
  • Gửi thông tin yêu cầu về email: [email protected]
  • Đến trực tiếp trụ sở chính của công ty hoặc các văn phòng đại điện trên cả nước (địa chỉ và điện thoại liên hệ dưới website).

Công ty cổ phần LDT

Mời bạn đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT