NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Hiệu chuẩn, Kiểm định thiết bị đo lường
- 1. Thiết bị, phương tiện đo áp suất
- 1.1. Đồng hồ đo áp suất
- 1.2. Cảm biến áp suất hay thiết bị chuyển đổi áp suất
- 1.3. Công tắc áp suất
- 2. Hiệu chuẩn, Kiểm định thiết bị, phương tiện đo áp suất
- 2.1. Theo Luật Đo Lường 04/2011/QH13 quy định:
- 2.2. Loại thiết bị đo áp suất nào cần kiểm định?
- 2.3. Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
- 2.4. Quy trình Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
- 2.5. Chu kỳ Kiểm định, Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
- 2.6. Kiểm định thiết bị đo lường ở đâu Bà Rịa – Vũng Tàu
- Công ty cổ phần LDT
Hiệu chuẩn, Kiểm định thiết bị đo lường
Bạn có biết, thiết bị đo áp suất không chính xác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tai nạn, cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản? Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, thiết bị đo áp suất cần được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường áp suất:
>> Xem thêm: Cách hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất
1. Thiết bị, phương tiện đo áp suất
Hiện tại có khá nhiều máy móc, trang thiết bị, hệ thống sử dụng áp suất trong cơ chế hoạt động của mình. Việc đo đạt, theo dõi áp suất của thiết bị, hệ thống sản xuất, các đường ống khí nén, chất lỏng… là một điều bắt buộc và cần thiết tránh tình trạng quá áp sẽ gây nổ và dẫn đến các tình huống rủi ro khác.
Và với mục đích đo, giám sát và điều khiển áp suất, ta thường sử dụng một trong các biện pháp sau:
- Sử dụng đồng hồ đo áp suất trong trường hợp cần đo, giám sát tại chỗ.
- Dùng cảm biến áp suất để đo, tín hiệu ngõ ra đưa về PLC hoặc biến tần để hiển thị, điều khiển.
- Dùng công tắc áp suất để cài đặt mở/đóng bơm, máy nén khí …
Thông dụng chúng ta có các thiết bị đo áp suất như là đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất, công tắc áp suất… rất nhiều chủng loại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ta sẽ dùng từng loại thiết bị tương ứng.
1.1. Đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất hay còn gọi Áp kế là là một thiết bị đo lường áp suất được sử dụng để đo áp suất trong rất nhiều loại máy móc, các hệ thống khác nhau. Nó có thể được sử dụng để đo áp suất các chất lỏng, khí… thường được sử dụng khi người dùng muốn nhìn thấy áp suất trực tiếp tại điểm cần đo.
Thông thường các loại đồng hồ đo áp suất hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý ống bourdon. Ống bourdon là một ống nhỏ nằm phía bên trong đồng hồ, có khả năng co giãn khi có áp suất đi vào.
>> Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị đo lường
1.1.1. Các loại đồng hồ đo áp suất
Có rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau: đồng hồ đo áp suất kiểu lò xo, đồng hồ áp suất tự ghi, đồng hồ áp suất điện tử, đồng hồ áp suất màng, đồng hồ áp suất tiếp điểm điện… Tùy theo mục đích, từng môi chất sử dụng mà chúng ta sẽ chọn loại tương ứng.
1.2. Cảm biến áp suất hay thiết bị chuyển đổi áp suất
Cảm biến áp suất (Pressure Sensor) còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như cảm biến đo áp suất, cảm biến áp lực, đầu dò áp suất, sensor áp suất, sensor áp lực… hay còn gọi là thiết bị chuyển đổi áp suất. Đây là một thiết bị cơ điện tử được sử dụng màng cảm biến áp suất bên trong sau đó chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện áp (0-10) V (Pressure Tranducer) hay dòng điện (4-20) mA (Pressure Transmitter). Tín hiệu điện này được truyền về thiết bị hiển thị hoặc thiết bị điều khiển PLC thông qua dây cáp điện.
Một số cảm biến đo áp suất có mặt hiển thị đồng hồ điện tử đây là loại thiết bị kết hợp cảm biến áp suất có tích hợp mặt đồng hồ hiển thị dạng điện tử, giúp người sử dụng có thể thấy được áp suất ngay tại điểm cần đo, đồng thời xuất ra tín hiệu để đưa về bộ xử lý – điều khiển.
Cảm biến áp suất có độ nhạy, độ chính xác, độ bền cao và có khả năng chịu được quá áp cao lên đến 200% nên rất an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, về giá thành thì loại cảm biến áp suất sẽ có giá cao hơn khá nhiều so với đồng hồ áp suất. Và khi sử dụng cảm biến áp suất, nếu ta cần hiển thị tín hiệu thì cần phải cần thêm bộ hiển thị tín hiệu hoặc lập trình để đọc trên PLC.
1.3. Công tắc áp suất
Đây là loại thiết bị thường được dùng để điều khiển áp suất thông qua việc cài đặt giá trị nhỏ nhất và lớn nhất bằng cách vặn nút điều chỉnh (tùy theo hãng) trên công tắc. Khi áp suất đạt đến một giá trị được cài đặt thì công tắc sẽ đóng/mở mạch điện.
Công tắc áp suất dùng để điều khiển và kiểm soát áp suất trong các hệ thống khí nén nhằm để duy trì khoảng áp suất cần thiết và có thể tắt máy nén khi bình đạt đến mức áp suất cao giúp bảo vệ hệ thống khỏi quá áp hoặc cũng có thể bật máy nén khi áp suất giảm.
2. Hiệu chuẩn, Kiểm định thiết bị, phương tiện đo áp suất
2.1. Theo Luật Đo Lường 04/2011/QH13 quy định:
“Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố”.
“Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng”.
2.2. Loại thiết bị đo áp suất nào cần kiểm định?
Áp kế, đồng hồ áp suất nếu được lắp đặt, sử dụng trên bình áp lực, nồi hơi, hệ thống khí nén, hệ thống áp lực … nhằm kiểm soát bảo đảm an toàn thì thuộc phương tiện đo nhóm 2 nên đơn vị/người sử dụng phải kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ hàng năm.
Kiểm định đồng hồ áp suất đạt yêu cầu sẽ giúp việc theo dõi, kiểm soát áp suất trong quá trình vận hành các máy móc, thiết bị, hệ thống khí nén, hệ thống áp lực … được chính xác giúp hệ thống hoạt động an toàn tránh các tai nạn không đáng có xảy ra.
Kiểm định áp kế, đồng hồ áp suất do Tổ chức kiểm định được chỉ định do cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thực hiện theo quy trình ĐLVN 08 : 2011 Áp kế kiểu lò xo – Quy trình kiểm định.
2.3. Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
Các thiết bị, phương tiện đo áp suất được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định trong phương tiện đo nhóm 2 không bắt buộc kiểm định và được kiểm soát bằng hiệu chuẩn định kỳ nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác.
2.3.1. Lợi ích việc hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo áp suất
- Đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.
- Đưa ra những phép đo đáng tin cậy.
- Phát hiện kịp thời sai lệch trong phép đo của thiết bị, hoặc thiết bị đã hao mòn,hư hỏng.
- Giúp việc giám sát và đảm bảo áp suất, hệ thống sản xuất mức phù hợp, tránh các rủi ro.
- Các tổ chức hiệu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận.
2.4. Quy trình Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
Tùy theo loại thiết bị đo áp suất tổ chức Hiệu chuẩn áp dụng quy trình hiệu chuẩn tương ứng, cụ thể như sau:
2.4.1. ĐLVN 76 : 2001 Áp kế, chân không kế kiểu lò xo và hiện số
Phạm vi áp dụng: Các loại Áp kế, chân không kế kiểu lò xo và hiện số
2.4.2. ĐLVN 112 : 2002 Thiết bị chuyển đổi áp suất
Phạm vi áp dụng: Các thiết bị chuyển đổi áp suất loại điện áp (transducer) và dòng điện (transmitter), gọi chung là bộ chuyển đổi áp suất.
2.4.3. ĐLVN 133 : 2004 Thiết bị đặt mức áp suất
Phạm vi áp dụng: Các Thiết bị đặt mức áp suất tác động công tắc làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện còn gọi là công tắc áp suất.
2.4.4. ĐLVN 288 : 2016 Áp kế chuẩn kế kiểu chỉ thị số và tương tự
Phạm vi áp dụng: Các áp kế chuẩn kiểu chỉ thị số và tương tự phạm vi đo đến 500 MPa, độ chính xác nhỏ hơn 1 % dùng để kiểm định áp kế, huyết áp kế.
2.5. Chu kỳ Kiểm định, Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
2.5.1. Chu kỳ Kiểm định thiết bị đo áp suất
- Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 Quy định đo lường đối với nhóm 2 BKH&CN.
- Đối với áp kế: chu kỳ kiểm định là 12 tháng.
2.5.2. Chu kỳ Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất
Việc xác định chu kỳ hiệu chuẩn của phương tiện đo có ý nghĩa hết sức quan trọng là biện pháp để duy trì độ chính xác cần thiết của thiết bị (trong một khoảng thời gian bảo quản hoặc sử dụng nhất định; và được xác định cho từng loại chuẩn đo lường, phương tiện đo khách nhau trên cơ sở độ bền, độ ổn định, điều kiện và tần suất sử dụng…
2.5.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ hiệu chuẩn
- Loại phương tiện đo;
- Khuyến nghị của nhà sản xuất;
- Kết quả và số liệu của lần hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trước;
- Tình trạng bảo quản, bảo dưỡng;
- Tần suất và mức độ khắc nghiệt của việc sử dụng;
- Xu hướng sai lệch thông số kỹ thuật của phương tiện đo;
- Tần suất kiểm tra bằng các chuẩn chính khác;
- Tần suất và chất lượng của việc tự hiệu chuẩn, kiểm tra;
- Các điều kiện bảo quản (Môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, rung động…)
- Độ chính xác của phép đo muốn đạt được;
- Chi phí của việc hiệu chuẩn/ hiệu chỉnh;
- Các tổ chức hiệu chuẩn có thể tham khảo áp dụng chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị đã công bố;
- Thời gian hiệu chuẩn phụ thuộc vào kết quả hiệu chuẩn của lần gần nhất;
2.5.4. Thiết bị, phương tiện đo có thể rút ngắn chu kỳ hiệu chuẩn khi
- Thiết bị, phương tiện đo không làm việc trong điều kiện vận hành quy định;
- Thiết bị, phương tiện đo sử dụng với tần suất quá lớn so với mức thông thường;
- Khi có hiện tượng hỏng hóc xẩy ra trong thời hạn hiệu lực hiệu chuẩn;
- Thiết bị, phương tiện đo có yêu cầu đặc biệt hoặc sử dụng cho mục đích yêu cầu cao
- Hệ thống QLCL, quy trình nội bộ kiểm soát thiết bị, phương tiện đo.
2.5.5. Thiết bị, phương tiện đo có thể kéo dài chu kỳ hiệu chuẩn khi
- Thiết bị, phương tiện đo hoạt động ổn định đặc trưng kỹ thuật đo lường qua kết quả hiệu chuẩn;
- Thiết bị, phương tiện đo làm việc trong điều kiện vận hành quy định và sử dụng tần suất thấp;
- Thiết bị, phương tiện đo có độ chính xác cao hơn yêu cầu của phép đo;
- Trong quá trình áp dụng xem các điều kiện thực tế để quyết định thời gian hiệu chuẩn phù hợp.
2.6. Kiểm định thiết bị đo lường ở đâu Bà Rịa – Vũng Tàu
Có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị đo lường ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Dưới đây là một số cơ sở uy tín và có đầy đủ năng lực trên thị trường kiểm định thiết bị, mời bạn đọc tham khảo:
Công ty cổ phần LDT
- Địa chỉ: Đường số 6, KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu
- Email : cskh@ldt.vn
- Trang web: https://ldt.vn
- Điện thoại: 0896 657 558
Công ty cổ phần LDT là tổ chức hiệu chuẩn, kiểm định kỹ thuật an toàn đầu tiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu và khắp cả nước. Công ty đã được công nhận đủ năng lực giám định, thử nghiệm và hiệu chuẩn theo các chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17025.
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật BMS
- Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Đo lường Sài Gòn
- Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Đo lường Hải Thành
Khi lựa chọn cơ sở hiệu chuẩn thiết bị đo lường, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Cơ sở phải được công nhận đủ năng lực hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
- Cơ sở có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
- Cơ sở có chi phí hiệu chuẩn hợp lý.
kiểm định nồi hơi giá như thế nào vậy
Dạ Anh chị để biết giá và chi phí mình vui lòng add zalo qua sđt 0896657558 ạ
bên e muốn hiệu chuẩn đồng hồ áp suất , tư vấn e với 0332598744
Em đã add zalo mình rùi ạ
LDT có làm ở SG ko a
Dạ hiện bên Em cỏ văn phòng đại diện ở Sài gòn ạ
có quy trình kiểm định ko cho mình tham khảo sdt 09032568796
Dạ mình cần quy trình kiểm định cho thiết bị, vật tư, máy thiết bị nào ạ?
Công ty e cần kiểm định bình chịu lực ở Đồng Nai , tư vấn e với sdt 0372588722
Dạ Em đã kết bạn zalo với mình rùi ạ
bên bạn cách làm như thế nào nhỉ
Dạ mình vui lòng cho Em xin thêm thông tin để Em tư vấn cho mình kỹ hơn ạ