Kiểm định, Hiệu chuẩn thiết bị đo lường áp suất
Bạn có biết, thiết bị đo áp suất không chính xác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tai nạn, cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản? Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, thiết bị đo áp suất cần được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường áp suất:
>> Xem thêm: Cách hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất
1. Kiểm định thiết bị, phương tiện đo
Theo Luật Đo Lường 04/2011/QH13 quy định: thì “Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. Trong đó:
1.1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là gì?
Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp các quy định về đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo hoặc lượng của hàng đóng gói sẵn do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.2. Chuẩn đo lường là gì?
Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
1.3. Phương tiện là gì?
Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
1.4. Phép đo lường là gì?
Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
1.5. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm là gì?
Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan, được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
2. Hiệu chuẩn thiết bị đo lường, phương tiện đo
Theo Luật Đo Lường – 04/2011/QH13 thì: “Hiệu chuẩn: là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.” Trong đó:
2.1. Chuẩn đo lường là gì?
Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
2.2. Phương tiện đo lường là gì?
Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
2.3. Phép đo là gì?
Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
3. Phân biệt Hiệu chuẩn, Kiểm định
Nhằm làm rõ phân biệt về hiệu chuẩn và kiểm định ta dễ dàng tìm hiểu trên các trang mạng và nghị định thông tư có nêu rõ như sau: Hiệu chuẩn là việc xác định độ chính xác của phương tiện đo, kiểm định là việc xác nhận phương tiện đo đạt yêu cầu kỹ thuật. Hiệu chuẩn không bắt buộc, kiểm định bắt buộc. Và để hiểu chi tiết hơn mời bạn đọc cùng tìm hiệu nội dung sau:
3.1. Kiểm định (Tiếng Anh là Verifcation) là gì?
Kiểm định (Tiếng Anh là Verifcation) là toàn bộ các thao tác do tổ chức kiểm định được chỉ định tiến hành thực hiện kiểm tra về mặt kỹ thuật nhằm đánh giá, xác định thiết bị, phương tiện đo có đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường cụ thể hay không theo quy trình kiểm định quy định do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Thiết bị, phương tiện đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
3.2. Hiệu chuẩn (Tiếng Anh là Calibration) là gì?
Hiệu chuẩn (Tiếng Anh là Calibration) là hoạt động tập hợp các thao tác trong điều kiện quy định để thiết lập mối liên quan giữa các giá trị của đại lượng được chỉ bởi phương tiện đo, hệ thống đo hoặc giá trị được thể hiện bằng vật đọ hoặc mẫu chuẩn và các giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn.
3.3. Phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định về các mặt
3.3.1. Về mặt kỹ thuật hiệu chuẩn và kiểm định
Xét về mặt kỹ thuật bản chất của việc kiểm định và hiệu chuẩn là tương tự nhau. Đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Nhưng xử lý kết quả đo là khác nhau.
3.3.1.1. Đối với kiểm định
Đối với kiểm định sau khi tiến hành các thao tác kỹ thuật kết quả thu được phải đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng đã được quy định để xem phương tiện đo có phù hợp hay không. Chỉ phương tiện đo đạt yêu cầu mới được dán tem hoặc đóng dấu kiểm định lên phương tiện đo và cấp giấy chứng nhận kiểm định; những phương tiện đo nào không đạt yêu cầu sẽ không được đưa vào lưu thông, sử dụng.
3.3.1.1. Đối với hiệu chuẩn
Đối với hiệu chuẩn sau khi có kết quả so sánh giữa giá trị chỉ thị và giá trị của chuẩn tiến hành xử lý tìm sai số của các giá trị đo được với chuẩn đo lường được sử dụng hoặc số hiệu chính và tính toán độ không đảm bảo đo của phép đo. Phương tiện đo sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và giấy chứng nhận hiệu chuẩn thông báo kết quả hiệu chuẩn kèm theo độ không đảm bảo đo.
3.3.2. Về mặt hoạt động hiệu chuẩn và kiểm định
3.3.2.1. Về mặt hoạt động kiểm định
Kiểm định là biện pháp quản lý thiết bị, phương tiện đo được quy định bằng luật pháp của Nhà nước về đo lường, do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định và là mang tính chất bắt buộc đối với phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 của Bộ Khoa học và Công nghệ. của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm mục đích đảm bảo an toàn và quyền lợi chung cho mọi người, cho toàn xã hội.
3.3.2.2. Về mặt hoạt động hiệu chuẩn
Còn hiệu chuẩn là hoạt động kỹ thuật cần thiết của mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu để biết được tình trạng của phương tiện đo trong quá trình sử dụng xem thiết bị đo lường có độ chính xác phù hợp với yêu cầu của phép đo, từ đó có biện pháp xử lý, hiệu chỉnh kịp thời phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh, nghiên cứu của mình.
Theo Luật đo lường quy định các Chuẩn đo lường, phương tiện đo dung để kiểm định phải được hiệu chuẩn tại Tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định.
4. Vì sao cần hiệu chuẩn thiết bị đo lường?
Tại sao phải hiệu chuẩn thiết bị? Vì sao phải hiệu chuẩn? Có phải bắt buộc hiệu chuẩn thiết bị hay không? Việc hiệu chuẩn một máy móc, thiết bị là vô cùng quan trọng đối với người sử dụng nó. Chính vì vậy nội dung mà chúng tôi muốn truyển tải đến quý khách hàng là tăng năng xuất, tăng thương hiệu và điều quan trọng nữa là bảo vệ nguy cơ an toàn cho người sử dụng thiết bị, máy móc này.
4.1. Mục đích của hiệu chuẩn
Hoạt động hiệu chuẩn nhằm cung cấp giá trị thực tế và số hiệu chỉnh để đạt được độ chính xác cần thiết khi sử dụng. Sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của các phép đo được thực hiện trong sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
>> Xem thêm: Những lý do nên hiệu chuẩn thước cặp
4.2. Độ ổn định của một thiết bị
phương tiện đo phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng của nó, môi trường hoạt động và tần suất sử dụng. Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm biến đổi, môi trường sản xuất khắc nghiệt, bụi bẩn, rung động và thời gian sử dụng nhiều, lâu dài đều là những nhân tố tác động đến độ chính xác của thiết bị, phương tiện đo này. Mặc dù sai số/độ lệch không thể loại bỏ hoàn toàn, một số loại thiết bị, phương tiện đo có thể được phát hiện và hiệu chỉnh lại thông qua hiệu chuẩn giúp đảm bảo giảm thiểu độ lệch của thiết bị.
4.3. Phép hiệu chuẩn
Kết quả hiệu chuẩn chứng minh rằng tất cả các phép hiệu chuẩn đã được thực hiện một cách đúng đắn và là mắt xích liên tục trong chuỗi so sánh không đứt đoạn (giữa phương tiện đo và chuẩn trong một hệ thống thứ bậc từ thấp nhất đến cao nhất- mở rộng tới chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế) với những độ không đảm bảo đo xác định.
4.3. Chứng chỉ hiệu chuẩn
Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được gắn tem (trong hầu hết các trường hợp) và cấp một chứng chỉ hiệu chuẩn hay kết quả hiệu chuẩn. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.
4.4. Chi phí hiệu chuẩn
Việc hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo thường tốn kém và trong nhiều trường hợp, hoạt động này thường bị bỏ qua hay khoảng thời gian giữa các chu kỳ kiểm tra hiệu chuẩn có thể bị kéo dài nhằm cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, bỏ qua việc hiệu chuẩn sẽ dẫn đến rủi ro trong quá trình sản xuất. Với các thiết bị, phương tiện đo hoạt động không chính xác, sai số lớn dẫn đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa và có thể dẫn đến ngừng hoạt động sản xuất không mong muốn và có thể gây ra nguy hiểm cho người tiêu dùng.
4.5. Tuân thủ quy định pháp luật
Việc hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo giúp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.
5. Hiệu chuẩn thiết bị đo lường ở đâu Bà Rịa – Vũng Tàu
Có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo lường ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Dưới đây là một số cơ sở uy tín:
Công ty cổ phần LDT
- Địa chỉ: Đường số 6, KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu
- Email : cskh@ldt.vn
- Trang web: https://ldt.vn
- Điện thoại: 0896 657 558
Công ty cổ phần LDT là tổ chức hiệu chuẩn, kiểm định kỹ thuật an toàn đầu tiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu và khắp cả nước. Công ty đã được công nhận đủ năng lực giám định, thử nghiệm và hiệu chuẩn theo các chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17025.
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật BMS
- Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Đo lường Sài Gòn
- Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Đo lường Hải Thành
Khi lựa chọn cơ sở hiệu chuẩn thiết bị đo lường, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Cơ sở phải được công nhận đủ năng lực hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
- Cơ sở có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
- Cơ sở có chi phí hiệu chuẩn hợp lý.
Tuyệt vời quá ạ
Cảm ơn bạn nếu bạn có cần thông tin hữu ích ib mình nhé^^
mình muốn hiệu chuẩn đồng hồ áp kế giá sao bạn
giá mình sẽ tuỳ thuộc vào các thiết bị khác nhau ạ
có hiệu chuẩn ở HCM ko vậy
Dạ bên Em có văn phòng làm việc ở HCM nữa ạ
Tư vấn cho mình nhé 0332685923
Dạ mình vui lòng ad zalo giúp Em ạ 0896657558
Đã từng hợp tác với LDT . Rất uy tín với chất lượng
Cảm ơn bạn rất nhiều
Bên bạn có làm ở HN ko tư vấn mình , sdt 0903589624
Dạ ở HN bên Em có văn phòng đại diện ạ
tư vấn mình với 0903589741
Dạ Em đã add zalo cho mình rùi ạ