📜 Mục lục
Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu trong các tai nạn thường gặp
Những kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Khi biết các kỹ năng sơ cứu, cấp cứu tại chỗ, bạn không chỉ giúp người bị nạn giảm thiểu rủi ro mà còn có thể giúp cứu sống họ.
1. Tại sao huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu lại quan trọng?
Môi trường sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm, nhất là trong quá trình làm việc là điều khó có thể tránh khỏi và khó dự đoán. Vì thế, nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản ban đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó là lý do vì sao mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kỹ năng sơ cấp cứu để có thể tự cứu mình, cứu người khác trong các tai nạn thường gặp.
Bên cạnh đó, việc tham gia các khóa huấn luyện sơ cấp cứu còn mang lại cho bạn những lợi ích như:
- Biết cách chủ động và bình tĩnh ứng phó kịp thời với các tình huống cần cấp cứu,
- Biết cách tự cứu mình, người thân, đồng nghiệp… khi chẳng may gặp nạn,
- Nâng cao uy tín của bản thân trong quá trình làm việc, trong gia đình…
- Được hoàn thiện kỹ năng sơ cấp cứu qua các tình huống thực tiễn.
- Thanh thạo các sơ cấp cứu cho các trường hợp: bỏng, hóc dị vật đường thời, hô hấp nhân tạo cho người ngạt thở…
2. Học sơ cấp cứu ban đầu ở đâu?
Hiện có rất nhiều trung tâm tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng cơ cấp cứu, tuy nhiên không phải đơn vị đào tạo nào cũng tốt, cũng cung cấp những kiến thức/kỹ năng cần có của sơ cấp cứu ban đầu.
Như thấu hiểu được sự cần thiết và quan trọng của các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu Trung tâm đào tạo – Công ty cổ phần LDT tổ chức khóa Huấn luyện Sơ cấp cứu ban đầu với nội dung là: cung cấp những kiến thức về sơ cấp cứu và đặc biệt là các kỹ năng sơ cấp cứu trong các tai nạn thường gặp như: bỏng, điện giật, đuối nước, gãy xương, chảy máu động mạch…
Đặc biệt, khóa huấn luyện của LDT linh hoạt hình thức thực hiện như huấn luyện online và trực tiếp tại doanh nghiệp. Vì thế, dù bạn ở đâu thì cũng có thể tham gia khóa huấn luyện sơ cấp cứu của chúng tôi.
3. 5 kỹ năng sơ cấp cứu trong các tại nạn thường gặp
Trong nội dung khóa huấn luyện Sơ cấp cứu ban đầu của LDT, kỹ năng thực hành luôn được giảng viên chúng tôi đặt lên hàng đầu và danh nhiều thời gian nhất. Dưới đây là 5 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản nhất có thể áp dụng được trong nhiều sự cố thường gặp. Nó không chỉ phù hợp trong xử lý tình huống ngoài đời sống mà còn có thể áp dụng trong lao động.
3.1: Hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Trường hợp áp dụng: bất tỉnh hoặc ngạt thờ do đuối nước, điện giật, ngừng tim… Trong trường hợp này bạn hãy nhanh chóng gọi 115 và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đưa nạn nhân đến nơi mát mẻ rồi lau sạch máu hoặc đờm ở miệng.
- Bước 2: Nới lỏng và cởi bỏ quần áo, thắt lưng, vòng cổ.
- Bước 3: Ép tim ngoài lồng ngực: Đặt tay lên vị trí giữa ngực ngang 2 núm vú, ép sâu 3-5cm với tần số ~100 lần/phút (x30 lần)
- Bước 3: Hà hơi thổi ngạt:
- 1. Tay bịt miệng nạn nhân, miệng ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thờ bình thường (x2 lần)
- 2. Luôn phiên thực hiện bước 2,3 cho đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân bắt đầu cứ động được,
Lưu ý:
- Các bước hồi sức tim phổi trên chỉ áp dụng cho nạn nhân ≥8 tuổi. Với nạn nhân nhỏ tuổi hơn thì tần suất và cường độ sẽ thấp hơn.
- Trường hợp người bị thương ở ngực và gãy xương sườn, bạn không nên thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực.
3.2: Sơ cứu người bị điện giật
- Bước 1: Nhanh chóng ngắt nguồn điện, loại bỏ nguồn điện ra người nạn nhân bằng (gậy gỗ, nhựa, thiết bị không dẫn điện)
- Bước 2: Kiểm tra nạn nhân xem còn thở hay không, nếu có nhanh chóng gọi 115, nếu không thì thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt (như kỹ năng trên).
- Bước 3: Kiểm tra vết thương xung quanh nạn nhân, nhất là vết thương ở cổ. Nếu vết bỏng khiến quần áo bị dính vào da người bị nạn, bạn không được gỡ quần áo ra.
Lưu ý: Không nên dùng dầu mỡ, kem đánh răng hay đá để chườm vết bỏng hay dùng khăn mặt, khăn tắm có nhiều sợi nhỏ đắp lên vết thương. Cách sơ cứu sai lầm này sẽ làm cho lớp da bị bỏng trở nặng hơn.
3.3: Sơ cứu người bị bỏng
Cách sơ cứu khi bị bỏng sẽ tùy thuộc vào loại bỏng mà người bị nạn gặp phải.
- Bỏng do nước sôi, hỏa hoạn, bỏng bô xe máy: Hãy sơ cứu cho nạn nhân bằng cách cho vết bỏng vào nước mát và sạch, ngâm cho đến khi thấy đỡ rát trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, thấm nhẹ vết bỏng bằng khăn sạch cho khô rồi dùng gạc sạch băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Bỏng do hóa chất: Cần để vết bỏng của nạn nhân dưới vòi nước mát, chảy nhẹ trong vòng 15-20 phút. Sau đó, đưa người bị nạn đến bệnh viện ngay lập tức.
- Bỏng dầu ăn: Hãy thực hiện sơ cứu bằng cách cho vết thương vào vòi nước đang xả nhẹ hoặc chậu nước mát. Sau đó, dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương cho nạn nhân và dùng gạc vô khuẩn băng lại.
Lưu ý: Trong quá trình sơ cứu vết bỏng, bạn chú ý không sử dụng đá và không xối nước quá mạnh kẻo sẽ làm bong da, khiến vết thương nặng hơn.
3.4: Sơ cứu cho người gãy xương
Bạn hãy tiến hành sơ cứu gãy xương theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Nếu người bị tai nạn chảy máu, hãy dùng băng vô trùng, vải hoặc mảnh quần áo sạch ép chặt lên vết thương.
- Bước 2: Cố gắng giữ nguyên vị trí của người bị gãy xương và không xê dịch. Nếu người đó bị gãy xương tay hoặc chân, hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp hoặc băng vải đeo trước ngực.
- Bước 3: Sau đó, bỏ đá lạnh vào một miếng vải sạch và chườm vào khu vực nạn nhân bị thương trong khoảng 10 phút/lần.
- Bước 4: Trấn an họ và đặt họ ở tư thế thoải mái nhất để có thể nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể đắp chăn hoặc quần áo cho nạn nhân để giữ ấm.
- Bước 5: Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu, nhanh chóng gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu.
Lưu ý: Trong trường hợp người bị nạn gãy xương nhưng không thở hoặc bất tỉnh thì bạn cần khẩn cấp gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện hô hấp nhân tạo.
3.5: Sơ cứu người bị chảy máu nhiều
Bạn hãy giúp người bị chảy máu nhiều sơ cứu vết thương bằng các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa tay trước và sau khi sơ cứu vết thương chảy máu.
- Bước 2: Xác định vị trí nơi chảy máu để xử lý đúng phương pháp.
- Bước 3: Dùng các ngón tay ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5-10 phút để cầm máu.
- Bước 4: Phủ vết thương bằng miếng gạc sạch rồi băng lại nhưng không nên băng chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông máu.
- Bước 5: Nếu thấy máu còn chảy thấm qua lớp băng thì đặt thêm miếng gạc nữa nhưng không tháo lớp băng ban đầu ra.
- Bước 6: Thường xuyên kiểm tra các ngón xem màu da có hồng không, nếu da các ngón tái tím và lạnh thì phải nới lỏng băng để máu lưu thông.
Lưu ý: Nếu nạn nhân có dấu hiệu sốc như xanh xao, mệt, lạnh, chảy mồ hôi thì phải chống sốc và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Thông tin khóa huấn luyện sơ cấp cứu
Khóa huấn luyện Sơ cấp cứu – Giá trị của sự sống
- Phương pháp đào tạo: Chương trình tích hợp online trực tuyến kết hợp đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp
- Thời gian đào tạo liên tục trong năm.
- Hotline: 0896.657.558 (Ms Ngọc)