NỘI DUNG BÀI VIẾT
Huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện
Theo Nghị định số 44/2016 ban hành ngày 15/05/2016, công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính. Trong đó nhóm 3 là những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt. Trong đó, nhóm đối tượng vận hành tàu hỏa, tàu điện là bắt buộc phải tham gia huấn luyện theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
Xem thêm:
1. Huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện là gì?
Tàu hỏa, tàu điện là một hình thức vận tải đường sắt bao gồm các loại phương tiện được kết nối với nhau thường chạy dọc theo đường ray (hoặc đường sắt) để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa. Một con tàu có thể lắp một hay nhiều hơn số đầu tàu và các toa, trong đó có thể là toa hành khách và toa hàng. Nhiều con tàu lắp đặt 2 đầu máy ở 2 đầu tàu, gọi là hai đầu kéo.
Người trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện này cần phải được đào tạo chuyên môn và tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 theo quy định.
2. Cơ sở pháp lý khóa học huấn luyện an toàn
Khóa huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện được tổ chức thực hiện theo quy định:
- Căn cứ vào Nghị Định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016.
- Nghị Định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sủa đổi một số điều của NĐ44/2016/NĐ-CP
- Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/08/2020 ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động.
Vì thế, các cá nhân tổ chức có người hoạt động trong các lĩnh vực trên bắt buộc phải tham gia huấn luyện. Trường hợp trốn tránh việc huấn luyện hoặc làm giả giấy chứng nhận huấn luyện sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Lý do phải tham gia khóa huấn luyện?
Tàu hỏa, tàu điện là những phương tiện không thể thiếu trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sử dụng vẫn ẩn chứa các mối nguy hiểm không thể lường trước được như:
- Vượt quá tải trọng mà đầu kéo tàu hỏa tàu điện có thể chịu được.
- Vận tốc di chuyển tàu hỏa, tàu điên ngoài phạm vi cho phép.
- Tàu hỏa, tàu điện có những sự cố kỹ thuật không lường trước được quá trình vận hành.
- Các bộ phận của tàu hỏa, tàu điện không được kiểm tra thường xuyên, dễ gây tình trạng như mòn má phanh, mô men phanh quá nhỏ, các vấn đề khác…
- Các tình huống khẩn cấp khi gặp chướng ngại vật trên đường ray, đường sắt…
Để vận hành an toàn, người trực tiếp vận hành điều khiển tàu hỏa, tàu điện cũng như những người làm việc liên quan đến tàu hỏa, tàu điện đều cần phải tham gia huấn luyện an toàn và có chứng nhận hoàn thành huấn luyện an để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thiết bị này.
4. Đối tượng khóa huấn luyện
Đối tượng cần tham gia khóa huấn luyện này bao gồm:
- Người vận hành, điều khiển tàu hỏa, tàu điện.
- Người túc trực, điều hành đường ray đường sắt.
- Người trực tiếp bảo trì, sửa chữa tàu hỏa, tàu điện.
- Người vận hành, sửa chữa, bảo hành xe ô tô.
5. Nội dung khóa huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện
Khóa huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện được biên soạn theo chương trình khung ban hành theo Nghị định 44/2016 NĐ-CP; Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nội dung huấn luyện sẽ tập trung vào?
STT | Nội dung huấn luyện |
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
1 | Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
2 | Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
3 | Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
II |
Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động |
1 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. |
2 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
3 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
4 | Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. |
5 | Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
III |
Nội dung huấn luyện chuyên ngành |
1 | Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
2 | Trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; |
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
1 | Kiểm tra, đánh giá kết quả sau khóa học, trong đó điểm lý thuyết chiếm 50%, điểm thực hành chiếm 50%, điểm đạt > 80%. |
6. Thời lượng huấn luyện
- Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
- Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
- Định kỳ 2 năm/lần phải tham gia huấn luyện lại.
7. Chứng chỉ sau huấn luyện
Kết thúc khóa huấn luyện và học viên vượt qua bài kiểm tra cuối khóa, học viên sẽ được cấp thẻ an toàn nhóm 3 – huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện. Thẻ an toàn do đơn vị huấn luyện cấp và có giá trị sử dụng trong vòng 2 năm trên toàn quốc.
Đơn vị huấn luyện an toàn vận hành tàu hỏa, tàu điện
Trung tâm đào tạo – Công ty cổ phần LDT là đơn vị có đủ chức năng và điều kiện thực hiện huấn luyện an toàn vận hành lái tàu hỏa, tàu điện trên phạm vi toàn quốc. Bởi chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Hạng C). Theo đó, khi học viên lựa chọn huấn luyện tại LDT sẽ được:
1. Giảng viên huấn luyện
- Giảng viên khóa huấn luyện của LDT đã được cấp giấy chứng nhận của Cục an toàn – BLĐTBXH, là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn luyện an toàn lao động.
- Giảng viên có thể truyền đạt kiến thức cho học viên bằng các thứ tiếng khác như: tiếng Anh, Nhật, Trung…
- Các giảng viên rất nhiệt tình với lối giảng dạy tự nhiên, dễ hiểu kết hợp với giáo trình trực quan, có nhiều hình ảnh, video minh họa khiến các bạn học viên học hành hứng thú và tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
- Trong suốt quá trình huấn luyện và sau khi hoàn thành, nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thông tin về luật an toàn lao động, các học viên có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên để giải đáp, tư vấn.
2. Phương pháp huấn luyện
- Bài giảng Powerpoint, Lý thuyết
- Videos (3D Animations, Flash Player, Feature Films)
- Thực hành tại hội trường huấn luyện an toàn lao động.
3. Linh hoạt địa điểm huấn luyện
LDT luôn linh hoạt địa điểm huấn luyện. Doanh nghiệp có thể lựa chọn huấn luyện tại LDT, trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc bất cứ địa điểm nào mà 2 bên thấy thuận lợi.
Trung tâm đào tạo của LDT có đủ các phòng huấn luyện ứng với từng số lượng từ 20-100 học viên. Tất cả các phòng học của LDT đã được chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết hỗ trợ học viên trong quá trình học tập như: máy chiếu, flip chart, tài liệu cho từng học viên… Ngoài ra, phòng học còn có máy lạnh và tea break giữa giờ.
Ngoài ra, còn có một số lý do để học viên tin tưởng lựa chọn huấn luyện tại LDT như:
- Học viên tham gia không phải đóng thêm bất cứ chi phí phát sinh nào trong quá trình học. Học phí đã bao gồm tài liệu và chứng chỉ.
- Không gian học tập gần gũi với thiên nhiên, thoáng mát giúp học viên luôn cảm thấy thoải mái khi tham gia huấn luyện tại LDT.
- LDT có các văn phòng đại diện trải đều khắp cả nước, vì thế dù bạn có đâu cũng có thể tham gia các khóa huấn luyện của chúng tôi.
- Chúng tôi có các dịch vụ khác đi cùng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý như: kiểm định an toàn, hiệu chuẩn, chứng nhận ISO, chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy, đào tạo nghề…
Đăng ký tham gia khóa huấn luyện
Để đăng ký tham gia khóa huấn luyện an toàn nói trên hoặc có bất cứ thắc mắc nào, quý học viên/doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo địa chỉ: