Kiểm định cần trục bánh xích

Khi ngành công nghiệp phát triển, nhu cầu về các loại thiết bị máy móc phục vụ nâng hạ, lắp dựng kết cấu ngày càng lớn. Nhu cầu thiết bị này ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy cần có những tiêu chuẩn đánh giá chung để các thiết bị được sử dụng an toàn nhất sau khi được đưa ra thị trường nhằm giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc về tài sản cũng như con người.

Cần trục bánh xích là gì?

Cần trục tự hành (xe cẩu) là loại cần trục được đặt trên ô tô hay máy kéo bánh xích, thường có tay cần nghiêng so với phương ngang khi hoạt động cẩu lắp. Góc nghiêng tay cần tối đa là 75°. Cần trục tự hành dùng trọng lượng của ô tô hay máy kéo bánh xích làm đối trọng. Cần trục tự hành:

+ Có thể đi lại trong phạm vi khá rộng.

+ Sử dụng trong công tác bốc dỡ và xây lắp

+ Có đủ bốn động tác cơ bản: nâng hạ vật, thay đổi tầm với, di chuyển và quay Các cần trục tự hành có cấu tạo hầu như giống nhau, chỉ khác ở bộ phận bánh xe di chuyển và được chia ra: + Cần trục ôtô + Cần trục bánh hơi + Cần trục bánh xích. + Cần trục máy kéo.

Cần trục bánh xích là loại cầu trục tự hành dùng để thực hiện các thao tác nâng hạ di chuyển hàng hóa trong nhà máy, xí nghiệp, công trình… được thiết kế với bộ phận di chuyển là bánh xích, dùng bánh xích làm đối trọng. Cần trục bánh xích là loại thông dụng rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Ưu điểm cần trục bánh xích

– Có động cơ cao vì thế có thể di chuyển trên bất kỳ loại đường đi nào, kể cả những nơi chưa có đường. Phù hợp với những địa hình khó khăn, đầm lầy hay những vùng đất ghồ ghề, không bằng phẳng;

– Di chuyển với tốc độ 1,5 – 3,5km/h;

– Chiều dài của cần có thể lên tới 40m, có khả năng nâng cao tới 55m;

– Để lắp ghép những công trình cao và rộng, người ta trang bị thêm cho Cần trục bánh xích một mỏ cần hoặc cải tiến thành dạng giống cần trục tháp;

– Với thiết kế linh hoạt Cần trục bánh xích hoạt động linh hoạt kèm theo đó là các động cơ mạnh. Thiết bị được thiết kế với những dòng xe có tải trọng lớn như 100 tấn, 200 tấn… max 500 tấn;

– Không sử dụng các chân chống khi di chuyển, di chuyển và vận hành ổn định;

– Khoảng cách giữa hai dải xích có thể thay đổi.

Cần trục bánh xích được sử dụng rộng rãi tại nhiều nhà máy, xí nghiệp

Nhược điểm cần trục bánh xích

– Cần trục bánh xích có trọng lượng lớn, di chuyển chậm;

– Di chuyển trong không gian rộng, nếu muốn vận chuyển đi xa phải dùng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng (ô tô, máy kéo).

Vì sao cần kiểm định cần trục bánh xích?

Cần trục bánh xích làm việc với sức nặng lên tới hàng trăm tấn, bởi vậy độ nguy hiểm cũng rất cao. Điều này đòi hỏi thiết bị phải có chất lượng tốt, không bị hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người trong quá trình sử dụng, cũng như tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

– Cần trục bánh xích đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định;

– Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự có thể thể xảy ra khi thiết bị đang hoạt động;

– Các thiết bị của cần trục bánh xích cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành cho đến lắp ráp và đưa vào sử dụng;

– Chấp hành và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật: cần trục bánh xích nằm trong danh mục các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động quy định tại Thông tư 53/2016-BLĐTBXH.

Việc kiểm định cần trục bánh xích không phải ai cũng có thể thực hiện được mà phải do các cơ quan, đơn vị có nghiệp vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định. Kiểm định cần trục bánh xích đòi hỏi kiểm định viên phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để kết quả thực hiện được chính xác nhất.Đảm bảo thiết bị vận hành tốt, tránh rủi ro khi gặp sự cố.

Các bước kiểm định cần trục bánh xích

Chuẩn bị kiểm định 

Đơn vị thực hiện kiểm định

– Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định;

– Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm;

– Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định thiết bị;

– Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đơn vị yêu cầu kiểm định 

– Cần trục phải được lắp đặt và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định;

– Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị;

– Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền cứng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định;

– Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

Tiến hành kiểm định

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

+ Kiểm tra nguồn gốc thiết bị: thương hiệu, mã số, ngày bắt đầu đi vào sử dụng…

+ Kiểm tra xem thiết bị đã từng gặp sự cố nào chưa…

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

+ Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu

+ Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số khung, số máy

+ Kiểm tra hệ thống tang tời, cáp, puly, phanh, móc… của các cơ cấu; Kiểm tra kết cấu khung sườn, xích, chân chống, đối trọng…;

+ Kiểm tra kết cấu kim loại cần, thiết bị khống chế chiều cao nâng, hạ.

– Thử không tải;

– Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động;

Thử tải: Tải trọng dùng để thử tải cần trục có thể dùng thép cuộn, thép tấm, phôi thép hay các cục tải chuẩn.

– Cần phải kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: Tải trọng phụ thuộc vào chiều dài cần, góc nghiêng, tầm với…

– Các hiệu lệnh cho lái cẩu cần phải rõ ràng, dứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau.

– Khi nâng tải, di chuyển tải:

+ Cần phải lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải để tránh hỏng cáp;

+ Nên dùng dây ghìm tải để tránh trường hợp tải va vào chân chống, công trình xung quanh…

– Xử lý kết quả kiểm định.

+ Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản;

+ Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị;

+ Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu;

+ Đơn vị kiểm định an toàn sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định thiết bị trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

Kiểm định cần trục bánh xích đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Thời hạn kiểm định

Từ 1-2 năm tùy thuộc vào thời gian sử dụng của thiết bị, kết quả kiểm tra thực tế…

Công ty cổ phần LDT là một trong số ít đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích. LDT đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn giỏi, giải quyết được những thắc mắc của khách hàng. Chi phí kiểm định phù hợp từng đối tượng khách hàng.

Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới:

Trung tâm Kiểm định an toàn – Công ty cổ phần LDT

Trụ sở chính: Đường số 06 – KCN Đông Xuyên, P. Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu

Hotline: 0972417135 – 0903688788

Email: [email protected] hoặc [email protected]

Xin mời Quý khách hàng điền đầy đủ thông tin vào mẫu để được tư vấn miễn phí!

[wpforms id=”6960″ title=”false” description=”false”]
5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT