Kiểm định kỹ thuật cần trục tự hành trên toàn quốc
Quý doanh nghiệp cần Kiểm định cần trục tự hành hoặc bất cứ thiết bi nào, vui lòng liên hệ tới Công ty cổ phần LDT qua hotline miễn phí 0896.657.558, email cskh@ldt.vn để được phục vụ tốt nhất.
1. Cầu trục tự hành là gì?
Cần trục tự hành là cần trục tay cần, có thể được trang bị cột (thiết bị tháp), có khả năng di chuyển có tải hoặc không tải mà không cần đường riêng và đảm bảo được độ ổn định của cần trục dưới tác dụng của trọng lực.
Cần trục tự hành đòi hỏi phải có chất lượng tốt để đảm bảo không gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc nào trong quá trình sử dụng. Việc kiểm định cần trục tự hành là vô cùng cần thiết, các thiết bị, sản phẩm của cần trục cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành đến lắp ráp, sử dụng.
2. Kiểm định cần trục tự hành là gì?
Kiểm định cần trục tự hành là hoạt động tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích thiết bị máy móc theo quy định của Nhà nước nhằm kiểm tra thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Cần trục hay cần trục tự hành một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần LDT là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn cần trục tự hành uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
3. Đối tượng nào bắt buộc phải kiểm định?
Hoạt động đánh giá, kiểm định an toàn thiết bị cần trục áp dụng cho các đơn vị sở hữu, sử dụng thiết bị trong công tác sản xuất, vận chuyển hàng hóa
4. Vì sao phải kiểm định thiết bị?
• Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc
• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
• Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc
• Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
5. Trường hợp cần kiểm định cần trục tự hành
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi tháo rời chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
6. Các bước kiểm định thiết bị
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành, tổ chức kiểm định được tiến hành theo QTKĐ:10-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
- Bước 4: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại cần trục nêu trên đặt lên hệ nổi làm việc.
7. Thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ các loại cần trục tự hành là 02 năm.
- Đối với cần trục tự hành đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
8. Tổ chức được kiểm định cần trục tự hành
Công ty Cổ phần LDT là đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện và chức năng thực hiện hoạt động kiểm định an toàn cần trục tự hành và một số thiết bị nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm định theo Thông tư 36/2019/TT-Bộ LĐTBXH ngày 30/12/2019.
Tính đến thời điểm hiện tại LDT đã thực hiện kiểm định hàng nghìn thiết bị trên khắp cả nước với chi phí phù hợp nhất, thời gian nhanh nhất.
Lý do chọn LDT là đơn vị kiểm định?
• Là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017, 2018, 2019-2020
• Chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị.
• Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
• LDT là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
• Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
STT | Tên văn bản | Download |
1 | QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng; | Tải về |
2 | QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục | Tải về |
3 | TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành. | Tải về |
4 | TCVN 8242-2:2009, Cần trục – Từ vựng – Phần 2, Cần trục tự hành; | Tải về |
5 | TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ; | Tải về |
6 | TCVN 8855-2-2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn; | Tải về |
7 | TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật; | Tải về |
8 | TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng; | Tải về |
9 | TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực; | Tải về |
10 | TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn. | Tải về |
Đến với Công ty cổ phần LDT, khách hàng sẽ được thực hiện quy trình kiểm định một cách an toàn và hiệu quả. LDT cam kết thực hiện nhanh chóng, không rườm rà, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của khách hàng, cũng như tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu kiểm định các cơ quan chức năng đề ra.
Sự an toàn của quý khách khi sử dụng là luôn là đích đến của mỗi chúng tôi. Nếu Quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị kiểm định cần trục tự hành, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy gọi đến Công ty hoặc đến ngay với chúng tôi theo địa chỉ: