NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Danh mục kiểm định an toàn thiết bị nâng
- 1. Thiết bị nâng là gì?
- 2. Kiểm định an toàn thiết bị nâng là gì?
- 3. Tại sao phải kiểm định thiết bị?
- 4. Danh mục thiết bị nâng được LDT kiểm định
- 5. Kiểm định thiết bị nâng khi nào?
- 6. Điều kiện kiểm định thiết bị nâng
- 7. Quy trình kiểm định thiết bị nâng qua các bước sau
- 8. Thời hạn kiểm định thiết bị nâng
- 9. Chi phí kiểm định thiết bị nâng
- 10. Liên hệ và nhận báo giá kiểm định thiết bị nâng
Danh mục kiểm định an toàn thiết bị nâng
Kiểm định an toàn thiết bị nâng là yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Hoạt động kiểm định này được thực hiện nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trung tâm kiểm định an toàn – Công ty cổ phần LDT là một trong số ít đơn vị tại Bà Rịa – Vũng Tàu và khắp cả nước có đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định an toàn thiết bị nâng theo yêu cầu của pháp luật.
1. Thiết bị nâng là gì?
Thiết bị nâng là các loại máy móc, thiết bị giữ chức năng nâng cao các đồ vật nặng hoặc con người lên cao, được sử dụng trong công nghiệp và xây dựng.
Thiết bị nâng dùng trong xây dựng và công nghiệp thường là các thiết bị như: cần trục bánh xích, cần trục tháp, cẩu tháp, vận thăng, xe nâng, thang máy, thang cuốn, cầu trục, cổng trục, băng tải, … hoặc các loại máy đơn giản như kích tời, palăng,… để nâng hạ, vận chuyển hàng hoá, vật liệu, các cấu kiện
2. Kiểm định an toàn thiết bị nâng là gì?
Kiểm định an toàn thiết bị nâng là hoạt động kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị nâng theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019, quy định về thiết bị nâng, thì đây là một trong những hạng mục bắt buộc kiểm định kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng. Do vậy, việc kiểm định thiết bị nâng là công việc bắt buộc với đơn vị, doanh nghiệp sở hữu những thiết bị này.
3. Tại sao phải kiểm định thiết bị?
Khi sử dụng các loại thiết bị nâng, nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do các nguyên nhân như:
- Sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng của các loại máy móc không đúng mục đích hay không theo quy phạm an toàn,
- Rơi đổ vỡ tải do độ bền dây cáp, dây xích, phanh hãm không đảm bảo hoặc do chằng buộc vật nâng không đúng cách…
Vì thế, việc kiểm định mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động:
- Kịp thời phát hiện những sự cố, hỏng hóc của thiết bị đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình làm việc.
- Phòng ngừa tai nạn lao động, giảm thiểu chi phí điều trị cho công nhân gặp tai nạn hay chi phí do máy móc gặp sự cố.
- Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khi tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.
4. Danh mục thiết bị nâng được LDT kiểm định
Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật như sau:
- Cần trục các loại: cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế;
- Cầu trục, cổng trục (cả nửa cổng trục);
- Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
- Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người; tời nâng người làm việc trên cao;
- Tời thủ công có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
- Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
- Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m;
- Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người;
- Thang máy các loại;
- Thang cuốn; băng tải chở người…
5. Kiểm định thiết bị nâng khi nào?
– Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
– Kiểm định định kỳ: Trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành cho từng loại thiết bị;
– Kiểm định bất thường khi:
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
6. Điều kiện kiểm định thiết bị nâng
Khi tiến hành kiểm định thiết bị nâng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động đáp ứng vận hành thiết bị.
- Đảm bảo đủ các phương tiện, tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân và quy trình.
7. Quy trình kiểm định thiết bị nâng qua các bước sau
Kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường. Mỗi lẫn tiến hành kiểm định, kiểm định viên của Công ty cổ phần LDT sẽ tiến hành lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
- Bước 4: Các chế độ thử tải – phương pháp thử
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
8. Thời hạn kiểm định thiết bị nâng
Thời hạn kiểm định thiết bị nâng phụ thuộc vào tình trạng của thiết bị, quá trình sử dụng, mức độ hao mòn, hư tổn,… trong quá trình kiểm đinh, kiểm định viên mới đưa ra quyết định thời hạn kiểm định thiết bị nâng. Hoặc nếu các đề nghị sửa chữa, thay thế bộ phận có nguy cơ gây mất an toàn,…
Chẳng hạn như:
- Thời hạn kiểm định định kỳ thang máy là 3 năm; Thang máy đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Thang máy đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ thiết bị nâng kiểu cầu là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm…
Để biết thêm về thời hạn kiểm định của thiết bị nâng, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới LDT qua số hotline: 0896.657.558.
9. Chi phí kiểm định thiết bị nâng
Chi phí kiểm định thiết bị tối thiểu được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật từng loại thiết bị. Chi phí kiểm định tại LDT linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau.
10. Liên hệ và nhận báo giá kiểm định thiết bị nâng
Nếu doanh nghiệp của bạn là chủ sở hữu những thiết bị nâng và cần thực hiện kiểm định thiết bị, liên hệ ngay Công ty cổ phần LDT chúng tôi để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc và yêu cầu liên quan đến kiểm định an toàn thiết bị, huấn luyện an toàn lao động, chứng nhận HTQL, đào nghề/sơ cấp nghề… Vui lòng liên hệ: