Công tác đào tạo an toàn vệ sinh lao động cũng như huấn luyện an toàn lao động các nhóm 1,2,3,4,5,6 là điều bắt buộc đối với một số ngành nghề mang tính chất đặc thù: sản xuất, vận hành thiết bị, điện, nồi hơi, LPG… Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chưa nắm rõ về vấn đề huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định theo tại thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH. Do vậy, Trung Tâm Đào Tạo – LDT mời bạn đọc xem qua nội dung sau để được nắm rõ chi tiết:
📜 Mục lục
- Khoá đào tạo an toàn vệ sinh lao động
- 1. Đào tạo an toàn vệ sinh lao động là gì?
- 2. Mục đích đào tạo an toàn, vệ sinh lao động
- 3. Tại sao phải đào tạo an toàn cho người lao động?
- 4. 6 Nhóm đối tượng phải đào tạo an toàn lao động
- 5. Thời gian tập huấn an toàn vệ sinh lao động
- Thời gian đào tạo lần đầu
- Thời gian đào tạo định kỳ
- 6. Nội dung đào tạo an toàn vệ sinh lao động
- 7. Bài giảng đào tạo an toàn vệ sinh lao động
- 8. Chứng nhận an toàn lao động
- 9. Chứng nhận, thẻ an toàn và sổ theo dõi huấn luyện
- 10. Mua chứng nhận, thẻ an toàn lao động
- 11. Đơn vị đào tạo an toàn ở đâu uy tín?
- 12. Giấy chứng nhận đào tạo an toàn hạng C
- Khoá đào tạo an toàn vệ sinh lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu
Khoá đào tạo an toàn vệ sinh lao động
Theo thống kê của Cục An Toàn về các vụ tai nạn lao động, đa phần là do người sử dụng lao động chưa thật sự chú trọng và quan tâm làm tốt công tác đào tạo an toàn cho người lao động. Dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng thương tật nặng hơn là thương vong cho người lao động.
1. Đào tạo an toàn vệ sinh lao động là gì?
Đào tạo an toàn vệ sinh lao động là thực hiện việc đào tạo cho người lao động nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng, phòng và chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong các tình huống mất an toàn.
2. Mục đích đào tạo an toàn, vệ sinh lao động
- Giúp giảm thiểu tai nạn lao động.
- Giúp bảo vệ khỏi bệnh nghề nghiệp và duy trì sức khỏe. .
- Giúp tuân thủ quy định của pháp luật về mặt an toàn lao động
- Giúp Doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và giảm chi phí do tai nạn lao động gây ra.
3. Tại sao phải đào tạo an toàn cho người lao động?
- Việc đào tạo cũng như tập huấn an toàn lao động cho người lao động chính là việc giúp phòng ngừa những hiểm họa về tai nạn xảy ra ở bất cứ lúc nào. Công tác này mang lại ý nghĩa to lớn về sức khỏe cho người lao động, nâng cao hiệu suất công việc và phòng tránh những tai nạn không đáng có.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật đã ban hành các quy định về huấn luyện an toàn cho người lao động, điều này giúp người sử dụng lao động, người lao động biết được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình tham gia sản xuất và kinh doanh.
4. 6 Nhóm đối tượng phải đào tạo an toàn lao động
6 nhóm đối tượng được quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP và NĐ140/2018/NĐ-CP thì sẽ phải tham gia tập huấn an toàn lao động, bao gồm:
Nhóm 1 là đối tượng nào?
Người thuộc cấp lãnh đạo tại đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người lãnh đạo.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 1
Nhóm 2 là đối tượng nào?
Người Chuyên trách và bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở; người tham gia trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 2
Nhóm 3 là đối tượng nào?
Người thuộc nhóm công nhân, kỹ thuật viên, nhân viên sản xuất, hoặc các vị trí tương đương khác trong các ngành công nghiệp. Nhóm 3 có tính chất công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc danh mục tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3
Nhóm 4 là đối tượng nào?
Người không thuộc các công việc ở nhóm 1, 2, 3, 5, 6 mà công việc của những người nhóm 4 này là thường thuộc công việc như: Nhân viên kinh doanh, HR, kế toán, tạp vụ, nhân viên văn phòng, … ngoài ra còn các nhóm đối tượng người đang học nghề, tập nghề, thử việc.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4
Nhóm 5 là đối tượng nào?
Người làm công tác y tế như: Bác sỹ, nhân viên y tế, là những người chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động được quy định Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5
Nhóm 6 là đối tượng nào?
Người lao động trực tiếp tham gia quá trình sản xuất (công nhân) người này phải am hiểu đầy đủ về chuyên môn, kỹ thuật, gương mẫu, chấp hành tốt các quy định về an toàn và được người lao động trong tổ sản xuất bầu ra làm công tác an toàn, vệ sinh viên. Cấp quản lý của chuỗi sản xuất đó bầu ra làm mạng lưới An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
>> Xem chi tiết tại đây: Nội dung mới về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 6
5. Thời gian tập huấn an toàn vệ sinh lao động
Thời gian tập huấn luyện an toàn được quy định thực hiện tại nghị định 44/2016/NĐ-CP thiết lập để đảm bảo rằng mọi người trong môi trường làm việc có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc một cách an toàn và hiệu quả.
Thời gian đào tạo lần đầu
Thời gian huấn luyện lần đầu dành cho các cơ sở, kinh doanh mới đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có nêu rõ về việc huấn luyện lần đầu cho các nhóm 1,2,3,4,5,6. Công tác này phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ được quy định, cụ thể như sau:
Nhóm 1 và nhóm 4
Thời gian huấn luyện tối thiểu là 16 giờ. (bao gồm lý thuyết và làm bài kiểm tra)
Nhóm 2
Thời gian huấn luyện tối thiểu là 48 giờ, được chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính. (bao gồm lý thuyết, thực hành và kiểm tra)
Nhóm 3
Tối thiểu là 24 giờ. (bao gồm lý thuyết và làm bài kiểm tra)
Nhóm 5
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. (bao gồm lý thuyết và làm bài kiểm tra)
Nhóm 6
Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ. (bao gồm lý thuyết và làm bài kiểm tra)
Thời gian đào tạo định kỳ
Thời gian huấn luyện định kỳ dành cho các cơ sở, kinh doanh đã đi vào hoạt động. Tại Điều 21 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có nêu rõ về việc huấn luyện lần đầu cho các nhóm 1,2,3,4,5,6. Công tác này phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ được quy định, cụ thể như sau:
Nhóm 1, 2, 3, 5, 6
Thời gian quy định huấn luyện định kỳ là 2 năm/1 lần.
Nhóm 4
Riêng đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên nhóm 4 là 1 năm/1 lần.
Trong chương trình đào tạo định kỳ, lưu ý thời gian đào tạo an toàn lao động:
- Thực hiện đào tạo đủ thời gian quy định với những nội dung mới.
- Thực hiện 50% thời gian đào tạo đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.
6. Nội dung đào tạo an toàn vệ sinh lao động
Tùy vào từng nhóm đối tượng mà nội dung quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP sẽ có phần khác nhau. Nội dung khóa đào tạo gồm những phần chính:
Nhóm 1
Nội dung huấn luyện an toàn lao động đối với nhóm người cấp lãnh đạo bao gồm:
- Hệ thống danh mục văn bản chính sách, pháp luật về an toàn lao động;
- Nghiệp vụ công tác chung về an toàn, vệ sinh lao động;
Nhóm 2
Nội dung huấn luyện cho người chuyên trách và bán chuyên trách về an toàn lao động bao gồm:
- Hệ thống danh mục văn bản chính sách, pháp luật về an toàn lao động;
- Nghiệp vụ công tác chung về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành phụ trách về HSE.
Nhóm 3
Nội dung huấn luyện cho người trong công việc nghiêm ngặt về an toàn bao gồm:
- Hệ thống danh mục văn bản chính sách, pháp luật về an toàn lao động;
- Nghiệp vụ công tác chung về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành cho nhóm người có công việc cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Nhóm 4
Nội dung huấn luyện đối với nhóm 4, bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về nội dung an toàn, vệ sinh lao động;
- Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc như: Quy trình và yêu cầu cụ thể an toàn.
Nhóm 5
Nội dung huấn luyện cho nhóm người làm công tác y tế, bao gồm:
- Hệ thống danh mục văn bản chính sách, pháp luật về an toàn lao động;
- Nghiệp vụ công tác chung về an toàn, vệ sinh lao động;
- Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 6
Nội dung huấn luyện đối với nhóm an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
7. Bài giảng đào tạo an toàn vệ sinh lao động
LDT – Dựa trên đội ngũ nhân lực có đầy đủ chuyên môn cao và hơi 20 năm trong ngành đào tạo, huấn luyện an toàn lao động. Tất cả các bài giảng điều được giảng viên biên soạn đúng, đầy đủ dành cho từng nhóm đối tượng.
- Luôn cập nhật mới các văn bản về pháp luật lao động cho cá nhân và doanh nghiệp
- Biên soạn theo chương trình khung yêu cầu của từng doanh nghiệp
- Luôn đổi mới chương trình và nội dung tránh nhàm chán cho học viên
- Bài giảng sẽ kèm video, hình ảnh và các trò chơi sôi động online và offline
Nhằm chia sẻ kiến thức an toàn, đến quý Doanh Nghiệp và từng cá nhân học viên đội ngủ giảng viên LDT loa toả đến học viên qua bài giảng trực tuyến về an toàn lao động, xin mời quý bạn đọc xem qua:
8. Chứng nhận an toàn lao động
Khi hoàn tất khóa đào tạo an toàn lao động, tất cả các học viên sẽ nhận được nhận ngay chứng nhận, thẻ An toàn lao động và sổ theo dõi an toàn. Đây sẽ là bằng chứng hoàn thành chặng đường học tập của học viên.
Nhóm 1,2,6
Đối với các học viên thuộc nhóm 1,2,6 sau khi học xong sẽ được LDT cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động và giấy này có giá trị trong vòng 2 năm. Sau 2 năm sẽ được huấn luyện cấp lại.
Nhóm 3
Đối với các học viên thuộc nhóm 3 sau khi học xong sẽ được LDT cấp thẻ an toàn vệ sinh lao động và thẻ này có giá trị trong vòng 2 năm. Sau 2 năm sẽ được huấn luyện cấp lại.
Nhóm 4
Đối với các học viên thuộc nhóm 4 sau khi học xong sẽ được LDT lưu sổ để theo dõi người được huấn luyện.
Nhóm 5
Đối với các học viên thuộc nhóm 5 sau khi học xong sẽ được LDT cấp chứng nhận về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Sau 2 năm sẽ được huấn luyện cấp lại.
9. Chứng nhận, thẻ an toàn và sổ theo dõi huấn luyện
Sau đây là mẫu chứng nhận, thẻ an toàn và sổ theo dõi của các nhóm 1,2,3,4,5,6 theo Nghị Định 44-2016/ND-CP. Mà Trung Tâm Đào Tạo – LDT muốn gửi đến cho quý bạn đọc tham khảo.
Mẫu giấy chứng nhận an toàn
Sau khi hoàn thành đào tạo, mỗi học viên thuộc nhóm 1,2,6 sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn như sau:
Mẫu thẻ an toàn
Sau khi hoàn thành đào tạo, mỗi học viên thuộc nhóm 3 sẽ được cấp thẻ an toàn lao động như sau:
Mẫu sổ theo dõi huấn luyện an toàn
Sau khi hoàn thành khoá học, riêng đối với nhóm 4 sẽ được cấp sổ theo dõi an toàn như sau:
Mẫu chứng nhận an toàn
Sau khi hoàn thành khoá học, đối với nhóm 5 sẽ được cấp mẫu chứng chỉ chứng nhận an toàn như sau:
10. Mua chứng nhận, thẻ an toàn lao động
Vấn đề về mua bán chứng chứng nhận, thẻ an toàn lao động, ngày càng trở nên phổ biến khiến chúng ta dễ dàng đặt mua ở một số kênh đơn vị trên thị trường. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đơn giản ấy là một mối nguy tiềm ẩn đầy rủi ro không chỉ đối với người lao động mà còn ảnh hưởng đến cả những đơn vị tham gia vào việc mua bán chứng nhận an toàn.
- Sự mua bán không đúng quy trình và thiếu tính minh bạch trong việc cấp phát chứng chỉ có thể dẫn đến việc sử dụng lao động không đủ kỹ năng và kiến thức, từ đó gây ra các tai nạn và rủi ro cho cả bản thân họ và môi trường làm việc.
- Đồng thời, những đơn vị tham gia vào việc mua bán chứng nhận, thẻ an toàn cũng đối diện với nguy cơ pháp lý và danh tiếng bị tổn thương nếu vi phạm các quy định và luật pháp liên quan.
Sau đây là vụ việc điển hình nghiêm trọng “Thiết lập hàng loạt công ty và trường đào tạo nghề nhưng không thực hiện đào tạo, Vinh cùng các đồng phạm đã tận dụng việc này để thu phí và cấp chứng chỉ cho hàng chục ngàn học viên. Họ đã lợi dụng tình hình này để kiếm lời bất chính, tích lũy hàng tỉ đồng từ việc buôn bán chứng chỉ giả mạo.
>> Xem chi tiết tại đây: Triệt phá đường dây lớn làm giả thẻ an toàn, chứng chỉ nghề
11. Đơn vị đào tạo an toàn ở đâu uy tín?
Bạn dễ dàng tìm được nhiều cơ sở, trường và trung tâm huấn luyện/đào tạo an toàn qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp, …
Nhưng để tìm được đơn vị uy tín, có đầy đủ giấy phép BLĐTBXH, giấy chứng nhận hạng C, cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo theo luật, tư vấn, giá hợp lý, thủ tục hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, giải quyết các phát sinh cho khách hàng hậu mãi. Thì vấn đề này không phải dễ tìm kiếm.
Đừng lo lắng Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – LDT có đầy đủ các tiêu chí trên là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong ngành đào tạo/huấn luyện an toàn.
Với hơn 12 năm hoạt động trong ngành đào tạo an toàn vệ sinh lao động chúng tôi tin chắc có thể giúp đỡ doanh nghiệp của bạn trong việc tiếp cận kiến thức, kỹ năng về ATLĐ từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh TNLĐ và BNN cho người lao động.
12. Giấy chứng nhận đào tạo an toàn hạng C
Khoá đào tạo an toàn vệ sinh lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu
Trung Tâm Giáo Dục – LDT luôn mở các khoá huấn luyện, đào tạo an toàn vệ sinh lao động tại Bà Rịa Vũng Tàu. Liên tục khai giảng các khoá huấn luyện dành cho các nhóm 1,2,3,4,5,6.
- Điên thoại: 0896.657.558
- Zalo: 0896.657.558
- Địa chỉ: Đường số 6, KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu
- Email: cskh@ldt.vn
- Trang web: https://ldt.vn
Cảm ơn Ad rất nhiều nội dung rất hữu ích
Cảm ơn về sự góp ý của bạn, Bạn nhớ theo dõi để có thêm nhiều nội dung hữu ích nhé
Cho Em xin nội dung file tầu liệu về bài giảng an toàn nhóm 3 với ạ
Dạ mình xin thêm nội dung bài giảng vui lòng để lại sđt giúp Em ạ hoặc ad zalo Em 0798 496 622
Báo giá cho mình 40 người học nhóm 3 tại Quảng Ninh qua sdt này 0798 469 662
Dạ cảm ơn Anh/Chị đã để lại thông tin trên ạ. Bên Em sẽ liên hệ ngay!