Kiểm định an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Dịch vụ kiểm định an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

Theo quy định hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công ty cổ phần LDT là đơn vị có đầy đủ năng lực thực hiện dịch vụ kiểm định an toàn theo quy định của Bộ LĐTBXH. 

1. Kiểm định an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí là gì?

Kiểm định an toàn hệ thống điều chế, nạp khí là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hệ thống điều chế, nạp khí là một trong những thiết bị yêu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn bắt buộc theo những Quyết định và Thông tư đã được ban hành. Cụ thể:

  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường;
  • Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Kiểm định hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Vũng Tàu
Công ty cổ phần LDT đủ năng lực thực hiện kiểm định theo thẩm quyền Bộ LĐTBXH

2. Vì sao phải kiểm định thiết bị?

Các đơn vị sử dụng hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí phải thực hiện kiểm định an toàn theo quy định. Việc kiểm định an toàn nhằm:

  • Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là một hệ thống có tỷ lệ gây cháy nổ cao nên cần phải kiểm tra an toàn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị, đảm bảo được tiến độ công việc và năng suất làm việc.
  • Tránh được những tổn thất về vật chất, con người trong khi làm việc với thiết bị.
  • Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là một trong những thiết bị được pháp luật nhà nước chúng ta quy định bắt buộc phải kiểm định an toàn tại thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH.

3. Các hình thức kiểm định thiết bị

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
  • Khi sử dụng lại hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm định hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Vũng Tàu
Kiểm định thiết bị theo QTKĐ 03-2016/BLĐTBXH

Quy trình kiểm định hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí 

1. Các bước kiểm định thiết bị

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo quy định tại QTKĐ 03-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí;
  • Bước 2: Khám xét, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • Bước 4: Kiểm tra vận hành;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý:

  • Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng đối với các hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí hóa lỏng, khí hòa tan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Quy trình này không áp dụng cho hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí dầu mỏ hóa lỏng(LPG).

>>Download quy trình kiểm định tại đây

2. Thời hạn kiểm định

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại (Clo, Sulfua Hydro,..) thì thực hiện tất cả các bước kiểm định với thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
  • Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
  • Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm, làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại và hệ thống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

3. Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản Download
1 QCVN 01:2008/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực. Tải về
2 TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo. Tải về.
3 TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa. Tải về
4 TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.  Tải về
5 TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế. Tải về
6 TCVN 4245:1996 – Yêu cầu Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng Oxy, Axetylen. Tải về
7 TCVN 6290:1997 – Chai chứa khí. Chai chứa khí vĩnh cửu- Kiểm tra tại thời điểm nạp khí. Tải về
8 TCVN 6713:2013 – Chai chứa khí. An toàn trong thao tác. Tải về
9 TCVN 6715:2007 – Chai chứa khí Axetylen hòa tan. Kiểm tra tại thời điểm nạp khí. Tải về
10 TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Tải về.
11 TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Tải về.
12 TCVN 9358: 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung. Tải về

4. Ai được kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí?

Chỉ những đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ năng lực và kinh nghiệm mới được thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí. Bên cạnh đó, đơn vị phải những yếu tố như: có chuyên gia, đội ngũ kiểm định viên giỏi, nhiều năm kinh nghiệm; trang thiết bị kiểm định hiện đại; được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn…

Trung tâm kiểm định – Công ty cổ phần LDT là đơn vị được phép kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí. Ngoài việc kiểm định an toàn tuân thủ đúng theo các quy định về mặt pháp lý, việc kiểm định của chúng tôi luôn cho kết quả chính xác, khách quan. Chính vì thế mà trong gần 10 năm hình thành và phát triển, LDT đã thực hiện kiểm định an toàn cho hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp cả nước. Với đội ngũ chuyên gia, kiểm định viên giỏi cùng trang thiết bị phục vụ kiểm định liên tục được đổi mới, LDT luôn nhận khiến khách hàng hài lòng và yên tâm sử dụng dịch vụ.

Liên hệ

Để đăng ký dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế nạp khí, Quý khách hàng liên hệ tới Công ty cổ phần LDT theo hotline 0896.657.558, email cskh@ldt.vn để được phục vụ tốt nhất. Hoặc điền thông tin đầy đủ vào biểu mẫu tại đây.

Mời bạn đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT