NỘI DUNG BÀI VIẾT
HỘI THẢO: “QUẢN LÝ ATVSLĐ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG TINH GỌN BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ”
Sáng ngày 29/03/2025, tại Hội trường Công ty CP LDT, TP. Vũng Tàu, Hội Khoa Học Kỹ Thuật An Toàn Vệ Sinh Lao Động (ATVSLĐ) Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý ATVSLĐ trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.”
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều chuyên gia và các giảng viên trong lĩnh vực ATVSLĐ cùng các doanh nghiệp nhằm thảo luận về quản lý ATVSLĐ trong bối cảnh tinh gọn bộ máy nhà nước và ứng dụng công nghệ số vào an toàn lao động.
1. MỞ ĐẦU HỘI THẢO VỚI CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ ĐẶC SẮC
Trước khi chính thức khai mạc, hội thảo đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc với các tiết mục văn nghệ đặc sắc:
1.Đơn ca: Bài Ca Trên Núi – Thơ: Tô Hoài, Nhạc: Nguyễn Văn Thương – do MC Minh Cao trình bày. Ca khúc mang giai điệu hào hùng, thể hiện tinh thần vươn lên mạnh mẽ của con người trước thử thách.
MC Minh Cao thể hiện ca khúc Bài Ca Trên Núi với phong cách hùng tráng
2. Đơn ca: Khát Vọng – Nhạc sĩ: Phạm Minh Tuấn – do Trưởng phòng Truyền Thông anh Lê Vinh trình bày. Bài hát truyền tải thông điệp về ước mơ, sự nỗ lực không ngừng và khát vọng vươn cao, phù hợp với tinh thần đổi mới và phát triển của công tác ATVSLĐ.
Trưởng phòng Truyền Thông – Anh Lê Vinh thể hiện xuất sắc ca khúc Khát Vọng
3.Tiết mục múa: Máu Đỏ Da Vàng – do Đoàn Thanh niên Công ty CP LDT trình diễn. Màn múa khắc họa tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và sự cống hiến của người lao động trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tiết mục múa đặc sắc Máu Đỏ Da Vàng của Đoàn Thanh niên Công ty CP LDT
Những tiết mục này không chỉ mang đến không khí trang trọng mà còn truyền tải ý nghĩa sâu sắc, tôn vinh tinh thần lao động và trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BUỔI HỘI THẢO
Hội thảo tập trung vào những thách thức và cơ hội trong công tác ATVSLĐ trong bối cảnh tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy nhà nước. Các diễn giả đã trình bày và chia sẻ nhiều nội dung quan trọng:
1. Ông Nguyễn Khánh Long – Phó cục trưởng Cục Việc Làm Bộ Nội Vụ – đã có bài trình bày về “Chủ động triển khai công tác ATVSLĐ và tác động của quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước trong bối cảnh hiện nay.” Ông phân tích vai trò của ATVSLD, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn lao động ngay cả khi cơ cấu tổ chức thay đổi, đồng thời đề xuất các giải pháp để thích ứng với tình hình mới.
Ông Nguyễn Khánh Long chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vấn đề “Chủ động triển khai công tác ATVSLĐ và tác động của quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước trong bối cảnh hiện nay”
2. Ông Nguyễn Phi Hùng, Nguyên Trưởng phòng Lao động – Việc làm Sở Lao động – TBXH tỉnh BRVT, chia sẻ về “Chấn chỉnh công tác huấn luyện ATVSLĐ.” Ông đề cập đến những quy định pháp luật về Huấn luyện ATLĐVSLĐ, những kết quả đạt được từ khi thi hành luật ATVSLĐ. Bên canh đó ông cũng phân tích những tồn tại hạn chế trong đào tạo an toàn lao động hiện nay như công tác huấn luyện ATVSLĐ chưa được quan tâm đúng mực trong các doanh nghiệp nhỏ, đơn vị hành chính sự nghiệp…; chất lượng huấn luyện không đồng đều; thiếu đội ngũ giáo viên…. Đồng thời với đó, ông cũng đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả thực tiễn như tăng cường truyền thông, hoàn thiện sửa đổi quy định pháp luật, nâng cao chất lượng giáo viên; đẩy mạnh cơ chế thị trường….
Hình ảnh Ông Nguyễn Phi Hùng trình bày sâu sắc về “Chấn chỉnh công tác huấn luyện ATVSLĐ.”
3. GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam, đã trình bày về “Quản lý ATVSLĐ 4.0”, nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong quản lý an toàn lao động. Ông đề cập đến những vấn đề nóng như tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số. Ông cũng phân tích những xu hướng mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ số vào quản lý và giám sát ATVSLĐ. Những ảnh hưởng tích cực và hạn chế mà công nghệ số mang lại nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong môi trường làm việc.
Hình ảnh GS.TS Lê Vân Trình đang phân tích chuyên sâu về “Quản lý ATVSLĐ 4.0”
Bà Bùi Thị Thu Hoàn, Giảng viên, tư vấn HSE, đã chia sẻ về “Nguyên nhân sâu sa gây ra phần lớn tai nạn, sự cố lao động.” Bà phân tích các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn lao động, từ yếu tố con người, môi trường làm việc đến hệ thống quản lý an toàn. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Bà Bùi Thị Thu Hoàn phân tích về “Nguyên nhân sâu sa gây ra phần lớn tai nạn, sự cố lao động”
3. PHIÊN THẢO LUẬN SÔI NÔI
- Sau các phần trình bày, hội thảo bước vào phần thảo luận với nhiều câu hỏi từ khách mời và câu trả lời từ các chuyên gia. Dưới đây là trích đoạn một số câu hỏi đáng chú ý cùng với phần phản hồi nổi bật từ các diễn giả.
- Câu hỏi: “Quy trình đăng ký máy móc, thiết bị có thay đổi hay không? Doanh nghiệp cần tư vấn pháp luật về ATVSLĐ thì liên hệ thanh tra hay cơ quan nào?”
- Ông Nguyễn Khánh Long trả lời: “Hiện nay, quy trình đăng ký máy móc, thiết bị có sự điều chỉnh theo quy định mới, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát an toàn. Doanh nghiệp cần theo dõi các văn bản hướng dẫn để thực hiện đúng quy trình. Nếu cần tư vấn pháp luật về ATVSLĐ, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Bộ Nội Vụ. Ngoài ra, thanh tra lao động cũng là một kênh hỗ trợ khi doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề liên quan đến tuân thủ quy định.”
- Câu hỏi: “Làm sao để nâng cao công tác ATVSLĐ? Có nên tổ chức thêm các khóa huấn luyện cho các nhóm lao động III và IV không?”
- GS.TS Lê Vân Trình chia sẻ: “Để nâng cao công tác ATVSLĐ, trước hết cần tập trung vào việc xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo đến từng người lao động. Ngoài ra, các khóa huấn luyện là theo quy định pháp luật, đặc biệt đối với nhóm lao động III (những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) và nhóm IV (người làm công tác quản lý). Các nhóm này có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn, nên việc đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng ATVSLĐ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động.”
- GS.TS Lê Vân Trình chia sẻ: “Để nâng cao công tác ATVSLĐ, trước hết cần tập trung vào việc xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo đến từng người lao động. Ngoài ra, các khóa huấn luyện là theo quy định pháp luật, đặc biệt đối với nhóm lao động III (những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) và nhóm IV (người làm công tác quản lý). Các nhóm này có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn, nên việc đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng ATVSLĐ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động.”
- Câu hỏi: “Quy trình đăng ký máy móc, thiết bị có thay đổi hay không? Doanh nghiệp cần tư vấn pháp luật về ATVSLĐ thì liên hệ thanh tra hay cơ quan nào?”
3. KẾT LUẬN
Hội thảo đã cung cấp nhiều góc nhìn chuyên sâu và thực tiễn về công tác ATVSLĐ trong bối cảnh đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước. Những ý kiến và đề xuất từ các chuyên gia sẽ là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người lao động có thêm những giải pháp hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0. Những giải pháp và sáng kiến được chia sẻ tại hội thảo hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ trong bối cảnh công nghệ số và tinh gọn bộ máy.
Hội thảo khép lại vào lúc 11h30 cùng ngày, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức và hành động về ATVSLĐ tại Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung.