Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện

Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện

Công ty cổ phần LDT có đầy đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định an toàn thang máy điện theo yêu cầu của khách hàng với mức chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

1. Thang máy điện làm gì?

Thang máy là một phương tiện được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà chung cư, văn phòng, hộ gia đình có tiêu chuẩn về mức độ an toàn cao, vì vậy nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy phải được kiểm định định kỳ.

Thang máy điện (thang máy) là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15° so với phương thẳng đứng.

Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, thang máy điện thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công ty cổ phần LDT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn thang máy điện uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Kiểm định thang máy điện Vũng Tàu
Kiểm định thang máy điện là yêu cầu bắt buộc

2. Vì sao phải kiểm định thang máy?

Kiểm định an toàn thang máy điện quy định bắt buộc đối với các tòa nhà cao tầng. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy trong các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

  • Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trá trình sử dụng;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm thiểu chi phí tổn hại do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.

3. Kiểm định thang máy khi nào?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

4. Quy trình kiểm định thang máy điện

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo đúng QTKĐ:21-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy;
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
  • Bước 4: Các hình thức thử tải – Phương pháp thử;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý:

Quy trình này không áp dụng cho:

• Các thiết bị nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, thang máy tàu thủy, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng và các loại đặc chủng khác.

• Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, thang máy loại V được phân loại theo TCVN 7628:2007, thiết bị có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15°.

Kiểm định thang máy điện Vũng Tàu
Thang máy điện phải được kiểm định thường xuyên theo quy định

5. Thời hạn kiểm định

• Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm.

• Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm.

• Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.

>Download quy trình kiểm định tại đây 

6. Đơn vị được pháp kiểm định

Ngày 14/08/2017, Công ty cổ phần LDT được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện kiểm định an toàn thang máy là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam của doanh nghiệp.

7. Chi phí kiểm định thang máy

Chi phí kiểm định thang máy thủy lực tối thiểu được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang máy có thay đổi.

LDT bảo đảm thời gian thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC với mức chi phí hợp lý cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, khách quan, giàu kinh nghiệm và từng qua đào tạo bài bản có kinh nghiệm áp dụng thành công dịch vụ kiểm định thang máy.

Lý do chọn LDT là đơn vị kiểm định thang máy điện?

  • Là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017, 2018,2019-2020
  • Chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị.
  • Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
  • LDT là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
  • Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản Download
1 QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện; Tải về
2 TCVN 6395:2008 , Thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt; Tải về
3 TCVN 6904:2001, Thang máy điện – Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt; Tải về
4 TCVN 7628:2007 (ISO 4190), Lắp đặt thang máy; Tải về
5 TCVN 5867: 2009. Thang máy, Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn; Tải về
6 TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung; Tải về
7 TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Tải về

Mời bạn đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT