Chứng nhận hợp quy nồi hơi, bình chịu áp lực

Nồi hơi và bình chịu áp lực chính là một trong những thiết bị có yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về vấn đề an toàn trong quá trình sản xuất và lắp đặt sản phẩm. Chính vì vậy việc chứng nhận hợp quy nồi hơi và thiết bị áp lực được coi là yêu cầu cần thiết và bắt buộc.

Chứng nhận Hợp quy là việc xem xét, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với QCVN tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy nồi hơi các loại và bình áp lực là công tác đánh giá chứng nhận nồi hơi và bình áp lực phù hợp với quy chuẩn QCVN 01:2008/BLĐTBXH.

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ?

  • Chứng nhận hợp quy thiết bị cho thấy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển HTQL chất lượng nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
  • Tuân thủ đúng quy định của pháp luật từ đó chiếm được lòng tin đối với khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Nâng tầm hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế do bên thứ 3 chứng nhận.
  • Thiết bị được chứng nhận hợp quy cho thấy thiết bị đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ khiến người vận hành yên tâm sử dụng.
  • Giúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại thiết bị đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo đảm an toàn hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho nồi hơi, bình chịp áp lực:

– Các nồi hơi và bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không kể áp suất thuỷ tĩnh;

– Các nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất lớn hơn 1150C;

– Các bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng chất khí có áp suất cao hơn 0,7 bar và các chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.

Không áp dụng cho:

– Nồi hơi đặt trên các tàu thuỷ; nồi hơi sử dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời

– Các nồi hơi, bình chịu áp lực có dung tích không lớn hơn 25 lít, mà tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không lớn hơn 200;

– Các bộ phận máy không phải là một bình độc lập như xilanh, máy hơi nước và máy nén không khí, các bình làm nguội và phân ly dầu, nước trung gian không tách rời được thiết bị của máy nén, các bầu không khí của máy bơm, các thiết bị giảm chấn động

– Các bình không làm bằng kim loại;

– Các bình kết cấu bằng ống với đường kính trong ống lớn nhất không quá 150mm;

– Các bình chứa không khí nén của thiết bị hãm các bộ phận chuyển động trong vận chuyển đường sắt, ô tô và các phương tiện vận chuyển khác;

– Các bình chứa nước có áp suất nhưng nhiệt độ nước không quá 115oC hoặc chứa các chất lỏng khác có nhiệt độ môi chất không quá điểm sôi ứng với áp suất 0,7 bar;

– Các bình hợp thành hoặc đi kèm theo vũ khí, khí tài phương tiện vận tải,… dùng trong các đơn vị chiến đấu thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

 – Các bình (khuôn) hấp riêng cho từng chiếc lốp ô tô, xe đạp ..

TÀI LIỆU ÁP DỤNG

  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • QCVN 01/2008/BLĐTBXH;
  • Các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến bình chịu áp lực:
  • TCVN 6004-6007:2007 (Tiêu chuẩn Việt Nam nồi hơi yêu cầu kỹ thuật an toàn về  thiết kế, kết cấu chế tạo).
  • TCVN 6153 – 1996 (Tiêu chuẩn Việt Nam: Bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo).
  • Đơn vị đo áp suất được quy đổi như sau: 1 kG/cm2 = 0,1 MPa = 0,98 bar = 14,4 PSI 
  • Quy định về ghi nhãn hàng hóa: Nghị định của Chính phủ số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 về nhãn hàng hóa.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ 

Việc tiến hành chứng nhận hợp quy nồi hơi, bình chịu áp lực theo QCVN 01:2008/BLĐTBXH sẽ đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

– Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

– Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu;

– Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng;

– Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần;

– Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước;

– Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường;

 

AI PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nồi hơi, bình chịu áp lực đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy;
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

ĐƠN VỊ NÀO ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HỢP QUY?

Căn cứ vào giấy chứng nhận số 3150/TĐC-HCHQ ngày 4/10/2019 của Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công ty Cổ phần LDT là đơn vị được chỉ định đánh giá, chứng nhận hợp quy nồi hơi và thiết bị áp lực.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên, chuyên gia đánh giá của LDT có nhiều năm kinh nghiệm, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ. Vì thế, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao niềm tin tới chúng tôi, LDT chắc chắn sẽ khiến quý khách hàng hài lòng với dịch vụ.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY NỒI HƠI, BÌNH CHỊU ÁP LỰC 

Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy nồi hơi, bình chịu áp lực của LDT được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu

Bước 2: Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ kỹ thuật

Bước 4: Đánh giá CNHQ lô hàng/ hàng hóa tại hiện trường và lấy mẫu

Bước 5: Kiểm tra ngoại quan tình trạng kỹ thuật

Bước 6: Giám định/ Kiểm định/ Thử nghiệm các nội dung phục vụ việc thay thế cho các tài liệu kỹ thuật mà khách hàng không thể cung cấp

Bước 7: Xử lý kết quả

LÝ DO CHỌN LDT LÀ ĐƠN VỊ CHỨNG NHẬN?

– Nhiều năm liền được Thủ tướng chính phủ tặng giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017,2018,2019-2020,

– Là đơn vị được chỉ định trực tiếp từ Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa.

– Chuyên gia đánh giá nhiều kinh nghiệm, từng đánh giá cho rất nhiều doanh nghiệp.

– Phòng thử nghiệm đầy đủ, thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

– Hỗ trợ cho khách hàng về dịch vụ Kiểm định an toàn, đào tạo an toàn, đào tạo nghề, chứng nhận hệ thống quản lý ISO…

– Giá thành hợp lý phù hợp với mọi doanh nghiệp.

TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN ÁP DỤNG

STT Tên sản phẩm Tiêu chuẩn/quy chuẩn áp dụng
1 Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115ºC QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
2 TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
3 TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) – Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).
4 TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
5 Bình chịu áp lực

TCVN 8366:2010: Bình chịu áp lực: Yêu cầu về thiết kế chế tạo

6

TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa

7

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

8

TCVN 6290:1997: Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu

9 TCVN 6713:2000: Chai chứa khí an toàn trong thao tác
10 TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
11 TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

Mời bạn đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT