CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN – HỢP QUY

Công ty cổ phần LDT – Tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa là đơn vị đầu tiên của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng chỉ định đủ điều kiện cấp chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy sản phẩm, hàng hóa căn cứ theo Giấy chứng nhận số 3150/TĐC-HCHQ ngày 4/10/2019 và Giấy chứng nhận số 3193/TĐC-HCHQ ngày 28/9/2020.

Theo đó, LDT được chỉ định chứng nhận đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực hệ thống quản lý theo TCVN ISO 22000, TCVN ISO 45001, TCVN ISO 9001, TCVN 14001 và sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.

LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY

– Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;

– Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;

– Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;

– Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;

– Sử dụng kết quả chứng nhận trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;

– Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng;

– Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM-HÀNG HÓA CỦA LDT

BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

Khách hàng có yêu cầu chứng nhận tiếp xúc với nhân viên tiếp nhận hồ sơ của phòng Chứng nhận LDT để cung cấp hồ sơ đăng ký chứng nhận hoặc tại mẫu đăng ký.

BƯỚC 2: XEM XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

Khi tiếp nhận yêu cầu chứng nhận của khách hàng, Phòng chứng nhận sẽ chuyển yêu cầu này tới bộ phận liên quan. Bộ phận liên quan sẽ chịu trách nhiệm xem xét đăng ký chứng nhận của khách hàng, làm cơ sở để Lãnh đạo Trung tâm ký hợp đồng chứng nhận sản phẩm

BƯỚC 3: KÝ HỢP ĐỒNG CHỨNG NHẬN

Trên cơ sở xem xét đầy đủ các điều kiện thực hiện yêu cầu chứng nhận nêu trên, Trung tâm Chứng Nhận có trách nhiệm trao đổi các thông tin liên quan đến đánh giá chứng nhận sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, cụ thể là các thông tin về thử nghiệm, phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm, các yêu cầu liên quan đến chứng nhận sản phẩm.

Sau khi thống nhất với khách hàng những nội dung nêu trên, Phòng Chứng nhận sẽ hoàn thiện các thông tin trong Hợp đồng chứng nhận để hai bên ký kết thực hiện.

BƯỚC 4: CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ

Phòng Chứng nhận chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện hoạt động đánh giá chứng nhận, bao gồm:

  1. Xây dựng chương trình chứng nhận sản phẩm cho khách hàng;
  2. Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục liên quan đến thử nghiệm sản phẩm;
  3. Thành lập đoàn chuyên gia đánh giá;
  4. Lập kế hoạch đánh giá: Trưởng đoàn chuyên gia đánh giá lập Kế hoạch đánh giá trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt sau đó gửi cho khách hàng trước ngày đánh giá, kế hoạch này phải được khách hàng xác nhận (có thể qua điện thoại, fax, email,…) trước khi tiến hành đánh giá.

BƯỚC 5: TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ

Tùy theo phương thức chứng nhận được quy định trong chương trình chứng nhận đối với sản phẩm đề nghị được chứng nhận, đoàn đánh giá tiến hành đánh giá theo các nội dung sau:

  1. Đánh giá hệ thống quản lý/đảm bảo chất lượng (áp dụng cho các phương thức từ 2 đến 5)
  2. Lấy mẫu và đánh giá kết quả thử nghiệm:

BƯỚC 6: LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ

Trên cơ sở các kết quả đánh giá, trưởng đoàn đánh giá chịu trách nhiệm lập bộ hồ sơ đánh giá bao gồm:

  1. Đăng ký chứng nhận của khách hàng;
  2. Các tài liệu liên quan theo quy định do khách hàng cung cấp (bao gồm tài liệu quy định về việc kiểm soát quá trình sản xuất, chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ thiết kế sản phẩm,…);
  3. Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý/đảm bảo chất lượng của Trưởng đoàn đánh giá;
  4. Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm;
  5. Kế hoạch hành động khắc phục của khách hàng và xác nhận hành động khắc phục của trưởng đoàn đánh giá;
  6. Dự thảo quyết định chứng nhận sản phẩm;
  7. Dự thảo Giấy chứng nhận sản phẩm;

BƯỚC 7: THẨM XÉT HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ

Phụ trách Trung Tâm Chứng Nhận chịu trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá để trình Lãnh đạo Công ty ra quyết định chứng nhận.

Trong trường hợp Phụ trách Trung Tâm Chứng Nhận tham gia vào đoàn đánh giá, việc thẩm xét hồ sơ đánh giá sẽ do Lãnh đạo Công ty thực hiện.

Sau khi thẩm xét về mặt kỹ thuật, hồ sơ đánh giá được trình Lãnh đạo Công ty ra quyết định chứng nhận.

BƯỚC 8: QUYẾT ĐỊNH CHỨNG NHẬN

Trên cơ sở các kết quả đánh giá, kết quả thẩm xét hồ sơ đánh giá và đề nghị chứng nhận, Lãnh đạo Trung tâm ra Quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho sản phẩm đăng ký chứng nhận.

Thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận phụ thuộc vào phương thức đánh giá chứng nhận nêu trong chương trình chứng nhận sản phẩm. Trường hợp sử dụng các phương thức bao gồm cả đánh giá quá trình sản xuất thì hiệu lực của Giấy chứng nhận là 03 năm kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định và Giấy chứng nhận được gửi cho khách hàng cùng với Quy định về việc sử dụng Giấy chứng nhận và/hoặc Dấu chứng nhận theo quy định của Trung tâm chứng nhận LDT.

QUY ĐỊNH VỀ MỞ RỘNG, THU HẸP, ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ CHỨNG NHẬN

Mở rộng chứng nhận

Áp dụng trong trường hợp khách hàng đã được chứng nhận đề nghị chứng nhận thêm các sản phẩm mới ngoài sản phẩm đã được chứng nhận. Trong những trường hợp này, khách hàng đăng ký bổ sung theo mẫu và gửi lại cho Trung tâm Chứng nhận LDT.

Trung tâm sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận cho các sản phẩm tiếp theo này vào lần đánh giá giám sát gần nhất hoặc vào thời gian mà khách hàng đề nghị. Trong những trường hợp này việc đánh giá chứng nhận sản phẩm mới sẽ được thực hiện như đánh giá chứng nhận lần đầu.

Thu hẹp chứng nhận

 Áp dụng trong trường hợp Trung tâm đã cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp cho nhiều sản phẩm của khách hàng, nhưng trong quá trình giám sát (định kỳ hoặc đột xuất) phát hiện ra các sản phẩm không còn phù hợp, Trung tâm sẽ ra quyết định hủy bỏ một phần quyết định chứng nhận với các sản phẩm không còn phù hợp.

Đình chỉ chứng nhận

Việc đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được thực hiện trong các trường hợp sau đây: (nhưng không kéo dài quá 03 tháng):

  1. Hệ thống chất lượng không được tuân thủ;
  2. Sử dụng sai giấy chứng nhận hoặc dấu chứng nhận;
  3. Khách hàng không tuân thủ việc tiến hành đánh giá giám sát theo định kỳ;
  4. Sau khi khách hàng được thông báo về những thay đổi trong yêu cầu chứng nhận hoặc tài liệu quy định làm cơ sở để chứng nhận nhưng không có sự điều chỉnh theo đúng thời hạn quy định;
  5. Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định trong Hợp đồng chứng nhận;
  6. Khách hàng tự đề nghị đình chỉ.

Hủy bỏ chứng nhận

Việc huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

  1. Khách hàng không giải quyết được những vấn đề dẫn đến đình chỉ trong vòng 3 tháng;
  2. Khách hàng ngừng sản xuất sản phẩm được chứng nhận quá 01 năm;
  3. Tài liệu quy định dùng làm cơ sở chứng nhận bị hủy bỏ mà không có tài liệu khác thay thế;
  4. Khách hàng tự đề nghị hủy bỏ.
  5. Thông báo hủy bỏ chứng nhận được lập và gửi cho khách hàng theo mẫu..

Trong thời gian đình chỉ hoặc hủy bỏ, chứng nhận được cấp (tạm thời) không có hiệu lực, Trung tâm sẽ ra quyết định đình chỉ/hủy bỏ chứng nhận, công khai thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình và khách hàng không được phép tiếp tục viện dẫn tới chứng nhận.

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY