Dịch vụ kiểm định cần trục tháp trong thi công xây dựng

Cần trục tháp (cẩu tháp) là loại cn trục có cần lắp với phần đỉnh tháp cố định hay di chuyển. Nó được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao. Cần trục tháp được lắp ráp từ các cấu kiện, trong các công trình xây dựng có độ cao lớn hơn, khối lượng công việc lớn và trong một thời gian thi công dài. Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thủy điện.

Trong những năm gần đây, nhu cầu xây dựng các khu chung cư cao tầng tăng lên một cách chóng mặt không chỉ ở các thành phố lớn mà cả những thành phố vừa và nhỏ. Cùng với đó thì số lượng cẩu tháp phục vụ xây dựng cũng tăng theo cấp số cộng. Tuy nhiên, để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, phòng tránh tan nạn lao động, đòi hỏi doanh nghiệp, cá nhân sử dụng cần trục tháp phải thực hiện kiểm định một cách nghiêm túc theo quy định của nhà nước và pháp luật.

Cũng theo quy định, các loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng theo nằm trong danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thm quyền quản lý của Bộ Xây dựng. Công ty cổ phần LDT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn cần trục tháp trong thi công xây dựng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH?

• Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc,

• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,

• Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,

• Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ KHI NÀO?

Kiểm định kỹ thuật an toàn ln đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với các trường hợp:

– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;

– Sau khi tháo rời chuyn đến vị trí lắp đặt mới;

– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Cần trục tháp là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tháp trong thi công xây dựng, tổ chức kiểm định phải tiến hành theo QTKĐ: 01-2016/BXD bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;

Bước 4: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

• Thời hạn kiểm định định kỳ các loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng là 01 năm.

• Đối với cần trục tháp có thời gian chế tạo đến thời điểm kiểm định quá 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.

>>Download quy trình kiểm định tại đây

LÝ DO CHỌN LDT LÀ ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH?

• Là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017.

• Chúng tôi đã được Bộ Xây dựng chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị.

• Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.

• LDT là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.

• Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Đến với Công ty cổ phần LDT, khách hàng sẽ được thực hiện quy trình kiểm định một cách an toàn và hiệu quả. LDT cam kết thực hiện nhanh chóng, không rườm rà, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của khách hàng, cũng như tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu kiểm định các cơ quan chức năng đề ra.

Sự an toàn của quý khách khi sử dụng là luôn là đích đến của mỗi chúng tôi. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị kiểm định cần trục tháp, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy gọi đến Công ty hoặc đến ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản Download
1 QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng; Tải về
2 QCVN 05:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe Tải về
3 TCVN 5208-3:2008. Cần trục, yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 3-Cần trục tháp; Tải về
4 TCVN 8590-3:2010. Cần trục-phân loại theo chế độ làm việc. Phần 3-Cần trục tháp; Tải về
5 TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật; Tải về
6 TCVN 4755:1989: Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực; Tải về
7 TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng; Tải về
8 TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung; Tải về
9 TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện; Tải về
10 TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn; Tải về
11 TCVN 7549-3:2007: Cần trục – Sử dụng an toàn cần trục tháp; Tải về
12 TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung; Tải về
13 TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống; Tải về
14 ASME 30.3-2009: Safety Standard Tower Cranes – Tiêu chuẩn an toàn cần trục tháp;

Mời bạn đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chat Zalo

Quét mã LDT